Tại sao thời gian mang thai của phụ nữ lại khoảng 10 tháng?
Tin liên quan
Chúng ta thấy rằng thời gian mang thai của các sinh vật trong tự nhiên là không giống nhau, một số sinh vật có thể chỉ cần vài tháng để thụ thai, trong khi những sinh vật khác có thể mất vài năm. Đối với con người, tại sao thời gian mang thai lại vào khoảng mười tháng?
Sự sinh sản của các sinh vật là một quá trình sinh sản và phát triển liên tục của sự sống mới, và trong quá trình này bao gồm sự kết hợp và làm tổ của trứng đã thụ tinh, sự biệt hóa và phát triển của phôi, sự phát triển và lớn lên của bào thai và quá trình sinh nở. Sau khi sinh con, sinh linh bé bỏng vẫn cần được mẹ cho bú sữa mẹ và nuôi dưỡng mới có thể trưởng thành, có năng lực tương ứng để sinh tồn độc lập, tiếp tục đảm nhận chức năng sinh sản.
Vì vậy, trong vấn đề mang thai của phụ nữ, sự phát triển và lớn lên của thai nhi đã trở thành mấu chốt, chỉ khi thai nhi trưởng thành mới dẫn đến thời điểm chuyển dạ sinh con. Trong nghiên cứu khoa học hiện đại, chu kỳ phát triển và tăng trưởng của thai nhi chủ yếu được kiểm soát bởi cấp độ di truyền, do đó, sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi sẽ khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi chủ yếu bắt đầu biệt hóa và phát triển thành dạng bào thai ban đầu từ cấu trúc của phôi. Lúc này các tế bào gốc trong phôi sẽ phát triển theo các hướng khác nhau, mỗi tế bào lại biệt hóa thành các tế bào khác nhau với các chức năng khác nhau. Đầu, não, tay chân, thân mình và các cơ quan khác nhau của thai nhi bắt đầu hình thành dần dần và hệ thống sự sống bắt đầu hoạt động.
Trong tam cá nguyệt thứ hai, tất cả các cơ quan và mô của thai nhi đã phát triển ở dạng sơ bộ. Nhiệm vụ chính của sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong giai đoạn này là cải thiện sự phát triển của các cơ quan và mô khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như não bộ, xương, tứ chi và nét mặt,… Và cứ thế, hệ giác quan của thai nhi cũng bắt đầu phát triển, có thể phản ứng với những tác động bên ngoài, dấu hiệu thai nhi cử động ngày càng rõ ràng hơn.
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, các cơ quan và mô của thai nhi đã ở giai đoạn phát triển và trưởng thành cơ bản. Để thai nhi có thể thích ứng tốt hơn với môi trường bên ngoài sau khi sinh, thai nhi sẽ không ngừng hoàn thiện bản thân. Ở giai đoạn này, lớp mỡ dưới da bắt đầu tích tụ từ từ, hệ hô hấp cũng được tăng cường nhờ vận động liên tục, sau khi thai nhi trưởng thành hoàn toàn sẽ chui vào khung xương chậu của mẹ và chờ sinh.
Trong cả quá trình lớn lên và phát triển của thai nhi tổng cộng mất khoảng 280 ngày, đây chính là độ dài thai kỳ của mẹ bầu. Thời gian mang thai của con người thực chất là kết quả của sự phối hợp cân đối giữa quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi với điều kiện sinh sản của người mẹ, nếu quá sớm thì thai nhi sẽ chưa đủ trưởng thành để tồn tại ở môi trường bên ngoài, còn nếu quá muộn, thai nhi sẽ phát triển quá mức và sẽ làm tăng khả năng sinh khó ở người mẹ.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế của chúng ta, do hạn chế bởi sự khác biệt trong sự phát triển của từng thai nhi, không phải bà mẹ mang thai nào cũng sinh con sau 280 ngày và thời điểm sinh cụ thể có thể sớm hoặc muộn. Vì vậy, chúng ta sẽ có “thai non” và “thai quá hạn”, một là sinh sớm so với thời điểm thai đủ tháng, hai là sinh muộn so với ngày dự sinh của thai nhi. "Ngày dự sinh" thường được đề cập trong khám sản khoa thực ra được ước tính dựa trên chu kỳ mang thai 280 ngày. Lấy ngày dự sinh làm ranh giới, trẻ sinh trong vòng hai tuần trước và sau ngày này có thể được được coi là trẻ sinh đủ tháng bình thường.
Nana/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất