Tác dụng phụ của vitamin khi mẹ bầu sử dụng trong thai kỳ

Thiên Khuê 2024-04-24 15:44
- Tác dụng phụ của vitamin khiến mẹ bầu lo lắng khi sử dụng. Emdep sẽ giúp bạn giải tỏa những băn khoăn về vấn đề này để có thai kỳ an toàn, khỏe mạnh nhé.

Mẹ bầu có thể bị thiếu dinh dưỡng cho triệu chứng ốm nghén gây biếng ăn, đồng thời nhu cầu của mẹ lẫn thai nhi đều cao hơn bình thường. Vì vậy, nếu không bổ sung vitamin trong thai kỳ có thể gây ra một số nguy cơ như sinh non, bé nhẹ cân, dị tật bẩm sinh…

Vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác tốt nhất nên hấp thụ từ thực phẩm để hạn chế các rủi ro không mong muốn. Tuy vậy, trong trường hợp bác sĩ chỉ định bạn cần bổ sung vitamin thì vẫn có thể sử dụng nhưng bạn cần biết một số tác dụng phụ của nó.

Tác dụng phụ của vitamin khi mẹ bầu sử dụng trong thai kỳ

Tác dụng phụ thường gặp khi bà bầu uống vitamin 

Tác dụng phụ của vitamin không phải xảy ra ở mọi bà bầu, mức độ ảnh hưởng của nó cũng khác nhau. Quan trọng là bạn sử dụng với liều lượng hợp lý theo toa thuốc của bác sĩ sản khoa, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để không cần phải uống quá nhiều vitamin.

Táo bón

Một trong những tác dụng phụ phổ biến khi uống vitamin hoặc bất kỳ thực phẩm chức năng nào chính là vấn đề táo bón. Chất sắt trong vitamin nếu tiêu thụ quá nhiều có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu, gây ra cảm giác khó chịu.

Buồn nôn

Mùi khó ngửi và kích thước của viên uống vitamin quá to có thể làm triệu chứng buồn nôn nghiêm trọng hơn bình thường. Đây là lý do các bác sĩ khuyến khích bà bầu nên chú trọng tiêu thụ dinh dưỡng từ thực phẩm hơn là lạm dụng thuốc.

Đầy hơi

Một số phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với thành phần DHA hoặc dầu cá. Vì vậy, quá trình dùng vitamin bổ sung có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động kém hơn, điển hình là dễ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng…

Tác dụng phụ của vitamin khi mẹ bầu sử dụng trong thai kỳ

Dị ứng

Ngoài tác động từ mùi hương, kích thước của viên uống vitamin thì một số người còn có nguy cơ dị ứng với thành phần của thuốc, cũng dẫn đến các triệu chứng điển hình như buồn nôn, nôn, khó chịu ở bụng (đặc biệt là dạ dày).

Ngứa da

Nghiên cứu cho thấy, hấp thụ quá nhiều vitamin A từ đường uống bổ sung có thể gây tình trạng khô da và ngứa ngáy. Đây là phản ứng khi bạn dùng thuốc quá liều, dù đó là vitamin. Để giảm tác dụng phụ của vitamin, mẹ bầu nên ăn nhiều trứng, cà rốt, khoai lang, trái cây…

Xuất hiện vết bầm tím

Vitamin E hoặc vitamin K nếu bổ sung quá nhiều cũng dễ khiến cơ thể mẹ bầu xuất hiện các mảng bầm tím trên da. Mặc dù nó không nguy hiểm nhưng dư thừa dinh dưỡng đều có thể gây mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của mẹ và bé.

Tác dụng phụ của vitamin khi mẹ bầu sử dụng trong thai kỳ

Mẹ bầu cần chú ý gì để giảm rủi ro khi tiêu thụ vitamin?

Phản ứng của vitamin đối với mỗi người khác nhau. Vì vậy, mẹ bầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh thời gian, liều uống hoặc thay đổi sản phẩm vitamin bổ sung khác. Điều cần lưu ý là bạn không nên tự ý làm điều này mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không lạm dụng vitamin đường uống chỉ vì cho rằng nó tiện lợi và giàu dinh dưỡng hơn. Phương pháp giúp mẹ bầu đảm bảo đủ dưỡng chất cho bản thân và em bé chính là chế độ ăn uống khoa học, đa dạng để cân bằng các chất cần thiết.

Tắm nắng đúng cách sẽ giúp mẹ bầu bổ sung một lượng vitamin D tự nhiên, đồng thời vận động nhẹ nhàng ngoài trời cũng giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức bền của cơ, giúp xương chắc khỏe.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu có thêm thông tin cần thiết về tác dụng phụ của vitamin, từ đó có chế độ ăn sóc phù hợp trong thai kỳ.

Thiên Khuê (Theo Family)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Lá thư của người đàn ông sau 24h ly hôn vợ