Sự thật về lời đồn 'phụ nữ mông to, xương chậu nở nang dễ đẻ'

2021-08-09 15:45
- Ở nhiều vùng miền thường truyền nhau câu nói "Phụ nữ mông to dễ đẻ". Điều này liệu có đúng?

Phụ nữ mông to có dễ đẻ?

Nói chung, phụ nữ mang thai "mông to" cũng có thể có khung xương chậu lớn hơn. Phụ nữ có khung xương chậu lớn hơn có nhiều lợi thế về khả năng sinh sản hơn phụ nữ có khung xương chậu nhỏ khi sinh con và dễ sinh con hơn.

Sự thật về lời đồn 'phụ nữ mông to dễ đẻ'

Nhưng dù vậy, "mông to" và "xương chậu to" không hoàn toàn giống nhau.

Nói chung, phụ nữ có khung xương chậu to sẽ có mông lớn, nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng, bởi vì kích thước của mông không chỉ do khung xương chậu quyết định mà còn liên quan đến độ dày của cơ mông và lớp mỡ bao phủ. Vì vậy, mông không thể được đánh đồng với xương chậu.

Đối với việc sinh nở, bác sĩ sản khoa sẽ đo khung xương chậu của sản phụ và đánh giá chính xác dựa trên dữ liệu thu được để xem kích thước khung xương chậu của sản phụ cao hơn hay thấp hơn mức trung bình, hoặc có bất thường như khung chậu phẳng không. Sau đó, dựa trên kết quả so sánh, bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra phương án sinh nở tốt nhất.

Kích thước khung xương chậu chỉ là một khía cạnh giúp mẹ bầu có được sức khỏe tốt, còn điều quan trọng nhất là phải xem kích thước của thai nhi. Nếu thai nhi quá lớn, dù là mẹ bầu có khung xương chậu to thì quá trình sinh nở vẫn sẽ rất khó khăn.

Như vậy từ những giải thích trên đây có thể thấy phụ nữ mông to không đồng nghĩa với việc sinh nở dễ dàng. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là kích thước và cân nặng của thai nhi.

Sự thật về lời đồn 'phụ nữ mông to dễ đẻ'

Vậy làm thế nào để thai nhi tăng cân đạt chuẩn cho mẹ dễ đẻ?

Theo tiêu chuẩn y tế, những bào thai nặng hơn 4kg được gọi là “em bé khổng lồ”.

Nếu cân nặng ước tính của thai nhi vượt quá 4kg thì sau khi đánh giá mọi yếu tố, các bác sĩ thường khuyên sản phụ không nên sinh thường để tránh những rủi ro như “rách ống sinh mềm” và “lệch vai” khi sinh ra những đứa trẻ to lớn.

Muốn đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ và mẹ bầu an toàn sức khỏe, các bác sĩ sẽ khuyến cáo nên kiểm soát cân nặng của thai nhi cho đến thời điểm sinh trong khoảng 2,5kg đến 4kg.

Để tránh mang thai "con khủng", mẹ bầu nên chú ý hai mặt khi mang thai, một là kiểm soát chế độ ăn uống và hai là chú ý tập thể dục.

Trước tiên chúng ta hãy nói về chế độ ăn uống. Chú ý đến chế độ ăn uống có thể kiểm soát cân nặng khi mang thai. Khi mang thai, bà bầu cũng cần đo lường sự thay đổi của cân nặng theo thời gian. Thông thường, tốc độ tăng trưởng lý tưởng là như sau:

Tăng tổng cộng 1 ~ 2kg trong ba tháng đầu của thai kỳ là thích hợp hơn cả;

Trong ba tháng của tam cá nguyệt thứ hai và những tháng của tam cá nguyệt thứ ba, nên đảm bảo tăng 0,3 ~ 0,5kg mỗi tuần;

Tổng mức tăng trưởng duy trì tốt nhất ở mức 10kg ~ 12kg.

Sự thật về lời đồn 'phụ nữ mông to dễ đẻ'

Mẹ bầu nên chú ý đến việc hấp thụ chất bột đường khi mang thai và không nên ăn nhiều để tránh tăng cân. Đặc biệt là sau tam cá nguyệt thứ hai, lượng đường có trong thực phẩm chủ yếu là đủ để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Thứ hai, cần bổ sung đủ chất đạm chất lượng cao, chủ yếu từ các thực phẩm như cá, trứng, sữa ...

Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống thì việc tập luyện cũng phải hết sức cẩn thận. Có rất nhiều môn thể thao phù hợp cho thai kỳ như đi bộ, tập yoga khi mang thai, thể dục nhịp điệu, bơi lội,… đều là những lựa chọn rất tốt để giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng của bản thân cũng như giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đạt chuẩn.

Momo/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hồng Đăng và Thanh Hương nói gì khi được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19?