Rối loạn vị giác khi mang thai và cách giúp mẹ bầu vượt qua

Thiên Khuê 2023-06-16 15:21
- Rối loạn vị giác khi mang thai có thể gây khó chịu và khiến mẹ bầu thiếu dinh dưỡng. Emdep sẽ mách bạn biện pháp cải thiện ăn uống nhé.

Rối loạn vị giác khi mang thai là gì?

Những người đã và đang mang thai chắc hẳn từng trải nghiệm cảm giác thấy “ghê ghê” với những thứ mình vốn yêu thích? Suốt quá trình thai nghén, bà bầu sẽ có nhiều triệu chứng đặc biệt, trong đó có chứng chán ăn cực độ.

Rối loạn vị giác khi mang thai chủ yếu là do hormone tăng cao, thông thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn có “ác cảm” với thực phẩm một cách nghiêm trọng thì vấn đề sẽ xảy ra.

Rối loạn vị giác khi mang thai: Khi mọi thứ đều có mùi vị tồi tệ

Triệu chứng này khiến vị giác của bạn bị “bóp méo” bất thường. Ví dụ như bạn sẽ cảm giác cùng một mùi vị với tất cả mọi thực phẩm. Thậm chí, chứng rối loạn này còn biểu hiện ở hình thức của thực phẩm, chẳng hạn bạn sẽ “ác cảm” với thức ăn lỏng.

Cảm giác khó chịu với mọi đồ ăn, thức uống sẽ làm mẹ bầu gặp khó khăn trong việc bổ sung dưỡng chất cho cả bản thân và thai nhi. Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn thường gặp tình trạng này nhất.

Nguyên nhân rối loạn vị giác trong thai kỳ

Về tổng quát, rối loạn vị giác có thể do nhiều nguyên nhân và ai cũng có thể mắc phải. Nhưng nếu bạn đang mang thai, nguyên nhân của nó chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố. Mức Estrogen và Progesterone tăng cao làm nước bọt có tính axit hơn, ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm.

Rối loạn vị giác khi mang thai: Khi mọi thứ đều có mùi vị tồi tệ

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể gặp vấn đề về vị giác do bệnh tật hay tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng. Một số trường hợp còn do nguyên nhân dây thần kinh vị giác bị tổn thương, do môi trường nhiễm độc hoặc do thiếu vitamin, kẽm chẳng hạn…

Mẹ bầu đối phó với chứng rối loạn vị giác như thế nào?

Mặc dù rối loạn vị giác khi mang thai không gây nguy hại và thường biến mất khi thai nhi phát triển lớn hơn. Song, nếu tình trạng chán ăn này nghiêm trọng, mẹ và bé có nguy cơ thiếu chất, dễ bệnh tật và ảnh hưởng quá trình sinh nở.

Bạn có thể áp dụng một số điều sau đây để giảm bớt cảm giác khó chịu về vị giác, đồng thời cũng giúp cải thiện chế độ ăn uống đầy đủ hơn trong thai kỳ.

Rối loạn vị giác khi mang thai: Khi mọi thứ đều có mùi vị tồi tệ

Tránh những thực phẩm làm tăng sự khó chịu cho vị giác

Một khi bạn “chán ghét” một mùi vị hay dạng thực phẩm nào đó, hãy hạn chế tối đa những đồ ăn, thức uống có đặc điểm này, nhất là thực phẩm có hương vị mạnh, đồ cay hay nhiều tính axit.

Bổ sung thực phẩm nhẹ

Một số bà bầu sẽ cảm thấy thức ăn có vị hơi nhạt giúp dễ dung nạp hơn. Vì vậy, để “làm dịu” vị giác, bạn có thể bổ sung bánh mì ngũ cốc, khoai luộc, sữa chua không hương vị… Tuy nhiên, hãy cố gắng kết hợp càng đa dạng thực phẩm càng tốt nhé.

Uống đủ nước

Nước được bổ sung đầy đủ có thể làm ẩm và sạch khoang miệng, giảm tính axit và cường độ “ác cảm” với thực phẩm. Một số thức uống thảo mộc cũng là lựa chọn tốt để mẹ bầu giữ nước cho cơ thể và cải thiện vị giác.

Rối loạn vị giác khi mang thai: Khi mọi thứ đều có mùi vị tồi tệ

Khi nào cần lo lắng về rối loạn vị giác khi mang thai

Thông thường, chứng rối loạn này xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nó có biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hoặc kéo dài quá 12 - 14 tuần thai thì bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

Một số trường hợp có thể kèm theo nôn mửa dai dẳng, đau bụng, mất sức, suy yếu do thiếu dinh dưỡng thì càng nên sớm xử lý để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bà bầu hiểu hơn về rối loạn vị giác khi mang thai, có biện pháp cải thiện cũng như kịp thời điều trị nếu tình trạng nặng hơn.

Thiên Khuê (Theo Parents)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bài tập vận động đơn giản tại nhà ngay trên giường ngủ