Rò rỉ sữa non khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý cho mẹ bầu
Tin liên quan
Rò rỉ vú khi mang thai có bình thường không?
Mang thai khiến cơ thể người phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi. Một số hiện tượng phổ biến thường gặp là thay đổi hormone, nổi mụn trứng cá, mụn thịt, lông rậm rạp hơn và nhiều biến đổi vật lý khác.
Rò rỉ sữa non khi mang thai còn gọi là tiết dịch ngực hay rỉ sữa non. Sữa về ngay trong thai kỳ là chất lỏng màu trắng hoặc hơi vàng tiết ra từ núm vú của mẹ bầu, đây là tiền chất của sữa mẹ và đầy đủ dinh dưỡng lẫn kháng thể tốt cho trẻ sơ sinh.
Nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi rỉ sữa nhưng thực ra đây là hiện tượng bình thường, thậm chí nó còn là dấu hiệu tích cực chứng tỏ cơ thể bạn đang khỏe mạnh, chuẩn bị tốt cho quá trình cho con bú sau khi sinh nở.
Bà bầu chảy sữa non nếu không kèm theo biểu hiện bất thường khác như sưng tấy hay đau đớn ở ngực thì không có gì lo ngại. Sữa non thường sẽ được em bé bú trong vài giờ ngay sau khi sinh. Sữa non có một số ưu điểm vượt trội hơn so với sữa trưởng thành như sau:
- Sữa non có hàm lượng chất béo và protein cao hơn, trong khi đó hàm lượng carbohydrate lại thấp hơn sữa trưởng thành.
- Sữa nón giàu IgA, có tác dụng chống lại các chứng nhiễm trùng ở em bé mới sinh.
- Sữa non tăng cường lợi khuẩn và bảo vệ đường ruột cho trẻ sơ sinh một cách tự nhiên, hiệu quả.
Giai đoạn sản xuất sữa non, mẹ bầu có thể cảm thấy ngực của mình không quá căng đầy nhưng không cần lo lắng. Trẻ sơ sinh vẫn nhận được đủ dưỡng chất cần thiết khi bạn cho bé bú thường xuyên với tần suất 8 - 12 lần/ngày.
Khoảng 3 - 5 ngày sau khi sinh, ngực của bạn sẽ đầy đặn hơn và dần dần chuyển sang giai đoạn sữa trưởng thành. Sữa sẽ dần chuyển sang màu trắng và số lượng tiết ra nhiều hơn so với sữa non trước đó.
Nguyên nhân chảy sữa non khi mang thai là gì?
Rò rỉ sữa non khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng phổ biến nhất là ở tam cá nguyệt thứ hai và ba, thậm chí không phải mẹ bầu nào cũng xảy ra hiện tượng này.
Do thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, nồng độ prolactin và oxytocin trong cơ thể mẹ bầu tăng cao. Prolactin thúc đẩy quá trình sản xuất sữa, oxytocin phụ trách việc tiết sữa. Hai loại hormone này là nguyên nhân có thể khiến bạn bị chảy sữa non trong thai kỳ.
Do mô vú mở rộng
Theo sự tăng trưởng của thai nhi, mô vú của mẹ cũng dần dần mở rộng để chuẩn bị cho việc cho con bú. Tuyến vú được tăng lưu lượng máu và sản xuất sữa bắt đầu khá sớm dẫn đến tiết sữa non.
Do kích thích vật lý
Mẹ bầu sinh hoạt chăn gối hoặc mặc quần áo quá chật, hoặc thường xuyên chạm vào bầu ngực… cũng có thể khiến oxytocin giải phóng nhiều hơn, gây ra hiện tượng rò rỉ sữa non trong thai kỳ.
Mẹ bầu xử lý tình trạng rò rỉ sữa như thế nào?
Tuy rò rỉ sữa là hiện tượng bình thường nhưng có thể khiến bạn xấu hổ trong sinh hoạt và giao tiếp. Bạn có thể dùng miếng lót ngực để tăng mức độ thấm hút, giữ cho quần áo và bầu ngực được khô ráo, thoải mái.
Ngay cả khi đang mang thai, mẹ vẫn có thể sử dụng áo ngực cho con bú vì nó có những ưu điểm như vừa vặn, hỗ trợ tốt cho sự thay đổi kích thước của bầu ngực, lại có miếng lót tháo rời, thuận tiện chống rò rỉ sữa.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần quan sát hiện tượng này. Nếu sữa non có màu đỏ bất thường, thậm chí nhìn thấy cả sợi máu lẫn trong dịch sữa thì nên đến bệnh viện để kiểm tra. Một số bệnh về tuyến vú có thể phát tát ngay trong thai kỳ.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu hiểu thêm về hiện tượng rò rỉ sữa non khi mang thai, đem đến cho bạn một thai kỳ an tâm và khỏe mạnh.
Thiên Khuê (Theo Health)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất