Thời điểm tiết sữa non trong thai kỳ cảnh báo nguy hiểm, mẹ mau đi khám liền nhé!

2019-05-18 11:01
- Thông thường tiết sữa non là hiện tượng rất bình thường ở mẹ bầu ở giai đoạn từ 7 tháng tuổi trở đi, nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện sớm thì sẽ là nguy cơ cảnh bảo một sự thay đổi bất thường trong cơ thể mẹ.

Chị L. (Hà Nội) đang mang thai ở tuần thứ 22, nhưng rất lo lắng khi đến gặp bác sĩ để nhờ tư vấn việc đầu ngực bắt đầu có hiện tượng tiết 1 ít dịch màu trắng như sữa. Điều chị L. băn khoăn không biết điều này có phải là bất thường và ảnh hưởng gì đến em bé không.

Thời điểm tiết sữa non trong thai kỳ cảnh báo nguy hiểm, mẹ mau đi khám liền nhé!

Hiện tượng ra sữa non xuất hiện sớm thì sẽ là nguy cơ cảnh bảo một sự thay đổi bất thường trong cơ thể mẹ. Ảnh minh họa

Mẹ có biết sữa non tiết ra từ tháng thứ mấy khi mang thai?

Thông thường các mẹ bầu ra sữa non ở tuần thứ 28 (tháng thứ 7) của thai kỳ. Vào thời điểm này, mẹ sẽ thấy đầu ti có những đốm trắng li ti như mụn, ngực cương cứng và đau, khiến cho mẹ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.

Sữa non có màu vàng, hơi dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con và xuất hiện ở 2 ngày đầu sau sinh, sau đó sữa chuyển dần sang màu trắng đục.

Hiện tượng tiết sữa non không phải là yếu tố báo hiệu sắp chuyển dạ hay xảy thai, đây là hiện tượng tự nhiên do tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị sữa cho em bé sắp chào đời. Tùy vào cơ địa và sức khỏe của từng mẹ mà lượng sữa non sẽ tiết ra sớm hay muộn và màu sắc sữa cũng sẽ khác nhau.

Ra sữa non sớm khi mang thai cảnh báo nguy hiểm gì?

Một số mẹ ra sữa non ở các tháng 4, 5 hay 6 của thai kỳ thì là ra sữa non sớm và là dấu hiệu bất thường.

Hiện tượng ra sữa non sớm khi mang thai có thể là dấu hiệu của việc thay đổi nội tiết trong cơ thể hoặc đây chính là những cảnh báo nguy hiểm như thai chết lưu.

Nếu dấu hiệu này kèm theo hiện tượng như: đau bụng và chảy máu âm đạo, đặc biệt là người có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý vì có thể liên quan tới nồng độ prolactin trong máu. Mức độ prolactin cao ức chế một số hoạt động, tiết ra nội tiết tố tuyến yên, ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và phát triển bào thai. Khi đó cần thực hiện kiểm tra nội tiết để điều trị kịp thời.

Sữa non có lẫn máu: Một số mẹ bầu lo lắng vì trong sữa non có lẫn chút máu. Điều này là do sự phát triển quá nhanh về số lượng các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Nó không cảnh báo tình trạng nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy nhiên, lẫn máu nhiều máu kèm hiện tượng đầu ngực bị căng đau thì mẹ nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.

Chăm sóc thế nào khi có sữa non?

Việc chăm sóc ngực khi mang thai là một vấn đề rất quan trọng, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

- Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực: Mẹ bầu nên tắm rửa sạch sẽ, hàng ngày dùng khăn ấm và lau nhẹ núm vú.

- Không tác động mạnh vào bầu ngực hay đầu ti: Tránh dùng tay vân vê đầu ti hay nặn sữa... vì có thể gây ra hiện tượng co bóp tử cung dẫn đến sinh non.

- Mặc áo ngực đúng kích thước: Khi mang thai, ngực sẽ tăng kích thước rất nhanh, vì vậy, kích thước áo ngực mẹ vẫn thường dùng sẽ không còn phù hợp nữa. Người mẹ cần lựa chọn áo ngực có kích cỡ lớn hơn, phải có chất liệu mềm mại, thông thoáng, mặt trong êm ái để tránh gây kích ứng núm vú và giảm những triệu chứng như căng tức ngực và đau nhức.

- Không sử dụng áo ngực có gọng: Áo ngực có gọng sẽ giúp cho mẹ bầu đảm bảo về mặt thẩm mỹ của bầu ngực, nhưng nó có thể ngăn cản hoạt động của các tuyến sữa.

- Dưỡng ngực hàng ngày: Mẹ bầu có thể sử dụng dầu dừa để bôi vào khu vực đầu ti hàng ngày, sẽ giúp hạn chế tình trạng đổi màu sắc và khô cứng gây nứt đầu ti sau sinh.

Theo WTT

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 bộ phận này của phụ nữ càng lớn thì phúc khí càng vượng, phúc lộc càng dày