Nhịn ăn khi mang thai được không? Những lời khuyên mẹ bầu cần quan tâm

Thiên Khuê 2024-01-07 14:14
- Nhịn ăn khi mang thai có thể gây nguy hại cho cả mẹ và bé. Emdep sẽ giúp bạn giải tỏa băn khoăn về vấn đề này để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ nhé.

Nhịn ăn khi mang thai có an toàn không?

Mặc dù nhịn ăn là một phương pháp thải độc và cải thiện cân nặng được nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, bà bầu nhịn ăn lại không được khuyến khích vì nó có thể ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Nhịn ăn khi mang thai có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu và nguy hiểm, điển hình như suy nhược, kiệt sức, đau đầu, mất nước… Ngoài ra, em bé thiếu dinh dưỡng cũng dễ bị dị tật bẩm sinh, nhẹ cân hoặc bệnh tật sau sinh như tiểu đường, bệnh thận…

Nhịn ăn khi mang thai được không? Những lời khuyên mẹ bầu cần quan tâm

Ngay cả nhịn ăn gián đoạn mặc dù có hiệu quả thúc đẩy trao đổi chất, giảm viêm, cải thiện cân nặng nhưng đối với bà bầu thì rủi ro nhiều hơn lợi ích. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho mẹ bầu vẫn là ăn uống lành mạnh để đảm bảo dinh dưỡng và tránh béo phì.

Làm sao để mẹ bầu nhịn ăn an toàn và hiệu quả?

Tác hại của nhịn ăn là khá cao nếu mẹ thực hiện liên tục hoặc trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn giảm khẩu phần ăn trong vài ngày xen kẽ thì có thể áp dụng những mẹo sau.

Trước khi bắt đầu ngày nhịn ăn, bạn nên bổ sung nhiều nước (có thể kết hợp cả nước ép trái cây) để đảm bảo đủ nước cho nhu cầu của cơ thể trong suốt ngày hôm đó. Cố gắng tiêu thụ ít nhất từ 2 đến 3 loại trái cây để duy trì năng lượng, glucose và khoáng chất.

Mẹ bầu không nên đi bộ quá lâu và tránh vận động mạnh, nên nghỉ ngơi nhiều hơn tại nhà trong quá trình nhịn ăn khi mang thai. Đây là thời gian mà bạn có thể tận dụng để thư giãn tinh thần nhiều hơn với việc yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, chuẩn bị vật dụng cho bé.

Nhịn ăn khi mang thai được không? Những lời khuyên mẹ bầu cần quan tâm

Sữa và nước dừa là lựa chọn lý tưởng để bạn giữ đủ năng lượng trong ngày giảm phần ăn tối đa. Chú ý tránh đồ uống có ga và caffeine, trà đậm cũng nên hạn chế. Bạn cũng nên giảm thực phẩm nhiều tinh bột, đường, chất béo thay vào rau củ quả và hạt bổ sung.

Ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước để giữ tinh thần và sức khỏe vào ngày hôm sau khi bạn muốn giảm khẩu phần ăn. Nếu có dấu hiệu bất thường cần dừng việc này lại ngay, thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Mặc dù bạn đã nhịn ăn xen kẽ được một thời gian nhưng không có nghĩa là chủ quan. Bất kể những lần nhịn ăn trước đó ổn định thế nào, nếu bắt đầu xuất hiện tình trạng nguy cơ thì bạn nên dừng lại và điều trị các triệu chứng.

Một số vấn đề có thể xảy ra khi nhịn ăn như tăng hoặc giảm cân bất thường, khó tiêu hóa, táo bón, nôn, nhức đầu, sốt, hôn mê… Ngoài ra, mẹ cũng nên thận trọng nếu phát hiện có các cơn đau co thắt, cử động em bé giảm.

Có thể thấy, để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mẹ và bé thì việc nhịn ăn không được khuyến khích. Bạn chỉ nên giảm bớt những thực phẩm không lành mạnh, thay vào đó là tăng cường rau xanh, trái cây, các loại hạt và đậu…

Nhịn ăn khi mang thai được không? Những lời khuyên mẹ bầu cần quan tâm

Không phải cứ ăn nhiều hay ăn ít thì sẽ khỏe, vấn đề quan trọng là bạn cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, tiêu thụ đầy đủ chất xơ, đạm, vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu của bản thân và thai nhi.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu có thêm lời khuyên hữu ích cho vấn đề nhịn ăn khi mang thai, tránh áp dụng mù quáng mà gây hại cho cả mẹ và bé.

Thiên Khuê (Theo Mom)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 cung Hoàng đạo nam thông minh, trí tuệ, càng về hậu vận càng gặt hái nhiều thành công