Mẹ bầu lo lắng tình trạng dây rốn quấn cổ thì phải nhớ thực hiện tốt 7 điều này
Tin liên quan
Nguyên nhân dây rốn quấn cổ là gì?
Dây rốn quá dài: Thông thường, dây rốn vượt quá 100 cm gọi là dây rốn dài. Dây rốn càng dài thì khả năng dây rốn quấn cổ, quấn càng nhiều vòng càng cao.
Thai nhi quá nhỏ: Nếu thai nhi quá nhỏ, dây rốn sẽ quá dài so với người bé, dây rốn dễ quấn quanh cổ.
Đa ối: Đa ối có thể dẫn đến vị trí bất thường của thai nhi, điều này cũng sẽ làm tăng khả năng dây rốn quấn quanh cổ.
Thai nhi cử động thường xuyên: Nếu thai nhi cử động thường xuyên, em bé thường xuyên xoay người trong bụng mẹ, khả năng dây rốn quấn quanh cổ cũng tăng lên.
Cách phát hiện dây rốn quấn cổ?
Thông qua kiểm tra siêu âm, bạn có thể thấy rõ liệu em bé có dây rốn quấn quanh cổ hay không. Bác sĩ siêu âm cũng có thể đo chính xác số lần dây rốn quấn, kiểm tra xem dây rốn quấn cổ có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không, đồng thời có thể quan sát sự thay đổi của nhịp tim thai thông qua máy theo dõi điện tử thai nhi.
Dây rốn quấn cổ có ảnh hưởng gì đến việc sinh nở?
Dây rốn quấn cổ sẽ làm dây rốn ngắn lại, ảnh hưởng đến việc em bé đi vào khung xương chậu, khiến quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc đình trệ.
Khi dây rốn quấn quanh cổ quá chặt hoặc do tử cung co bóp, dây rốn sẽ bị kéo ra và cản trở quá trình lưu thông máu của em bé, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong tử cung của em bé.
Tình trạng vướng dây rốn có phải mổ lấy thai hay không chủ yếu được xác định theo diễn biến của quá trình chuyển dạ và tác động của tình trạng vướng dây rốn đối với em bé. Khi mang thai, hiện tượng dây rốn quấn cổ là điều rất bình thường nhưng các mẹ nếu phát hiện dây rốn quấn cổ thì nên để ý và quan sát kỹ cũng như tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ sản khoa để quyết định sinh thường hay sinh mổ.
Làm thế nào để ngăn ngừa dây rốn quấn cổ?
1. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, không nên thường xuyên sờ bụng bầu khiến bé quá “nghịch ngợm” làm dây rốn dễ quấn vào cổ.
2. Tránh vận động gắng sức và kích thích bé quá “năng động”.
3. Mẹ bầu nên tránh thức khuya, vì thức khuya sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của bé, khiến bé hiếu động quá, dẫn đến dây rốn quấn quanh cổ.
4. Trong giai đoạn cuối thai kỳ, cố gắng giảm thiểu tác động vào bụng, khi ngủ cố gắng chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái.
5. Học cách đếm cử động của thai nhi, nếu cử động của thai nhi quá nhiều hoặc quá ít thì nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra.
6. Chú ý đến lượng nước ối, nước ối quá nhiều hay quá ít, vị trí thai nhi bất thường, các bà mẹ cũng nên cảnh giác.
7. Mẹ có thể đánh giá tình trạng dây rốn thông qua các phương pháp gián tiếp như theo dõi nhịp tim thai, siêu âm.
Mẹ cũng nên nhớ khám thai định kỳ khi mang thai có thể theo sát tình trạng thể chất của mẹ và sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi, bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mẹ và bé, các mẹ nhất định phải chú ý nhé!
Moon/Theo 163
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất