Đi siêu âm bác sĩ kết luận 'dây rốn quấn cổ', mẹ đừng lo sợ mà hãy bình tĩnh thực hiện 3 bước

Nana 2021-11-24 10:57
- Nếu mẹ đi siêu âm bác sĩ thông báo thai nhi bị dây rốn quấn cổ thì đừng lo sợ mà hãy thực hiện theo 3 bước dưới đây để bảo vệ thai nhi.

Dây rốn quấn cổ là gì?

Theo thống kê, cứ 100 thai nhi thì có khoảng 20-25 bé bị dây rốn quấn cổ. Xác suất xảy ra tình trạng này khá cao nên mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Với nhân viên y tế, thực tế "dây rốn quấn cổ" cũng chỉ là một thuật ngữ sản khoa, chỉ tình trạng thai nhi trong bụng mẹ bị dây rốn vòng qua cổ. Bé có thể bị quấn 1 vòng, cũng có thể là nhiều vòng. Dây rốn không chỉ quấn cổ mà còn có thể quấn cả tay, chân thai nhi.

Đi siêu âm bác sĩ kết luận 'dây rốn quấn cổ', mẹ đừng lo sợ mà hãy bình tĩnh thực hiện 3 bước

 

Nguyên nhân nào dẫn đến dây rốn quấn cổ?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ thường là dây rốn dài. Một nguyên nhân khác là không gian trong bụng mẹ khá thoải mái, nhiều nước ối và khi thai nhi còn nhỏ có thể cử động thoải mái nên dễ bị dây rốn quấn cổ. Thai nhi cử động càng nhiều thì khả năng dây rốn quấn cổ càng lớn.

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Đối với mẹ bầu, dây rốn quấn cổ trước khi sinh không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe, mẹ bầu cũng không có cảm nhận gì. Tuy nhiên, khi sinh, em bé bị dây rốn quấn cổ khiến dây rốn tương đối ngắn có thể khiến mẹ bị chảy máu, sốc,… do nhau bong non bị bóc tách hoặc lộn ngược.

Đối với thai nhi, nếu dây rốn chỉ quấn cổ không chặt sẽ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu số vòng quanh cổ nhiều và quá chặt sẽ gây phiền phức và có thể dẫn đến đến tình trạng thiếu oxy ở thai nhi.

Ngoài ra, dây rốn quấn cổ có thể ảnh hưởng đến đầu thai nhi lọt vào ống sinh, dẫn đến quá trình chuyển dạ kéo dài, thậm chí bị đình trệ.

Đi siêu âm bác sĩ kết luận 'dây rốn quấn cổ', mẹ đừng lo sợ mà hãy bình tĩnh thực hiện 3 bước

Vì vậy, nếu kiểm tra thấy dây rốn quấn cổ, các mẹ bầu cần đếm cử động thai hàng ngày và theo dõi nhịp tim thai, nếu cử động thai thường xuyên hoặc giảm sau khi dây rốn quấn cổ thì cần đặc biệt lưu ý. Mẹ cũng nên đặc biệt thực hiện 3 điều sau nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ:

Nằm nghiêng bên trái: Nằm nghiêng bên trái có thể làm tăng lượng máu đến và tăng cung cấp oxy;

Theo dõi nhịp tim thai: Có thể theo dõi nhịp tim thai khi thai trên 32 tuần;
Đếm cử động của thai nhi thường xuyên: Hơn 30 cử động của thai nhi mỗi 12 giờ là hiện tượng bình thường, ít hơn 10 lần cần hết sức lưu ý.

Dây rốn quấn cổ có cần sinh mổ không?

Đi siêu âm bác sĩ kết luận 'dây rốn quấn cổ', mẹ đừng lo sợ mà hãy bình tĩnh thực hiện 3 bước

Thực tế có nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ vẫn có thể sinh thường. Việc sinh thường hay sinh mổ tùy thuộc vào tình trạng của mẹ và ý kiến tư vấn của bác sĩ sản khoa. Mẹ nên thường xuyên đi siêu âm, khám thai định kỳ để có được quyết định hợp lý nhất.

Nana/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nếu được chọn lại, em vẫn sẽ yêu anh