Mẹ bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng thai nhi không?

Thiên Khuê 2021-10-13 09:30
- Mẹ bầu đi tiểu nhiều gây không ít trở ngại và mệt mỏi khi mang thai, không những vậy, nhiều chị em còn lo ngại ảnh hưởng thai nhi.

Mẹ bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng thai nhi không?

Cơ quan trữ nước tiểu trong cơ thể con người chính là bàng quang, nó ở vị trí gần với tử cung của nữ giới. Sau khi mang thai, theo sự tăng trưởng không ngừng của thai nhi thì tử cung cũng căng phồng và to ra, gây chèn ép bàng quang ở lân cận.

Trong tình huống thông thường, bàng quang khi trữ đến mức 400ml nước tiểu thì sẽ phát tín hiệu cần giải quyết nhu cầu đi vệ sinh. Tuy nhiên, do tử cung chèn ép nên lượng nước tiểu trữ được ở bàng quang cũng giảm đi cho nên xuất hiện tình trạng mẹ bầu đi tiểu nhiều dù mỗi lần chỉ thải ra lượng nước tiểu rất ít.

Mẹ bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng thai nhi không?

Mẹ bầu đi tiểu nhiều lần là hiện tượng sinh lý bình thường, nếu không kèm theo chứng tiểu gắt hoặc đau khi tiểu, kiểm tra nước tiểu cũng không có bất thường, không cần điều trị. Mặc dù vậy, rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây viêm hệ thống tiết niệu khiến mẹ bầu cũng dễ bị mắc tiểu và có triệu chứng dị thường khác, lúc này bạn cần đến bệnh viện kiểm tra.

Thai nhi nhìn chung sẽ không bị ảnh hưởng nguy hiểm khi mẹ thường xuyên phải đi tiểu, nhưng nếu mẹ có thêm các vấn đề khác kèm theo như trên thì cần kịp thời chữa trị ngay. Các chứng viêm nhiễm niệu đạo nếu kéo dài sẽ nguy hại cho thai nhi, đồng thời cũng khiến bà bầu yếu hơn, dễ bị vỡ ối, sinh non.

Mẹ bầu nên áp dụng những lưu ý nhỏ này để giảm bớt khó chịu do đi tiểu nhiều lần khi mang thai

Không nên nhịn tiểu

Bàng quang là cơ quan có tính đàn hồi, thường xuyên nhịn tiểu sẽ khiến bàng quang to ra nhưng lại dần mất đi sức co giãn vốn có. Không những vậy, thói quen nhịn tiểu ở bà bầu còn làm nước tiểu ứ đọng nhiều, lâu ngày gây ra viêm niệu đạo.

Mẹ bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng thai nhi không?

Mẹ bầu đi tiểu nhiều nếu không do bệnh lý thì cần phải được thải nước tiểu kịp thời khi có ý muốn đi vệ sinh. Mặc dù có thể khiến bạn hơi vất vả vì phải đi lại nhiều lần nhưng đảm bảo sự khỏe mạnh của bàng quang.

Không uống nhiều nước trước giờ ngủ

Nếu bạn có chứng tiểu nhiều lần nghiêm trọng thì trước giờ ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng nên hạn chế uống nước, trước khi ngủ nếu thấy khát thì có thể hớp một ngụm nước ấm nhỏ để thông cổ họng là được.

Uống nhiều nước vào ban đêm sẽ nhanh chóng hình thành nước tiểu tích tụ ở bàng quang hơn, khiến mẹ bầu bị ảnh hưởng giấc ngủ, sức đề kháng suy giảm, gây trở ngại cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Mẹ bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng thai nhi không?

Hạn chế ăn nhiều thực phẩm lợi tiểu

Một số nguồn thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như dưa hấu, bí đao, rong biển, nghêu v.v… nên hạn chế sử dụng trong bữa ăn của mẹ bầu. Thông thường, mỗi tuần bạn có thể ăn 1 - 2 lần các nhóm thực phẩm này nhưng mỗi lần chỉ ăn số lượng ít, quan trọng phải kết hợp đa dạng nguyên liệu để cân bằng dinh dưỡng.

Thực hiện các bài tập hỗ trợ

Thông thường, động tác nằm ngửa, hai chân hơi cong lại và từ từ nhấc mông lên sẽ giúp cải thiện chứng đi tiểu nhiều trong thai kỳ. Bài tập này giúp các cơ hậu môn và vùng chậu co thít lại, hỗ trợ bàng quang kiểm soát nước tiểu và cũng nâng cao chức năng cơ vùng chậu hơn.

Mẹ bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng thai nhi không?

Không nằm ngửa khi ngủ

Nằm ngửa khiến ống dẫn nước tiểu bị chèn ép, làm giảm chức năng bàng quang và gây cảm giác phải đi tiểu nhiều lần. Mẹ bầu nên cố gắng tập thói quen nằm nghiêng khi ngủ và luân phiên thay đổi hai bên trái phải.

Mẹ bầu đi tiểu nhiều mặc dù không ảnh hưởng thai nhi nếu không kèm triệu chứng bệnh lý nhưng cũng cần khéo áp dụng biện pháp cải thiện, giúp mẹ bớt mệt mỏi, khó chịu hơn và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Thiên Khuê (Theo Familydoctor)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cung hoàng đạo có tình cảm thăng hoa nhất năm 2021