Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho mẹ

Thiên Khuê 2023-06-07 14:15
- Mang thai ngoài tử cung là gì? Cùng Emdep bổ sung thêm kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu của vấn đề này để giúp mẹ bầu khỏe mạnh nhé.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Đối với một thai kỳ bình thường thì trứng sau khi gặp tinh trùng và tiến hành thụ tinh sẽ bắt đầu làm tổ, phát triển trong tử cung. Ngược lại, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà trứng làm tổ ở nơi khác không phải tử cung thì gọi là mang thai ngoài tử cung

Thông thường, trứng sẽ làm tổ trong ống dẫn trứng, thậm chí có thể tiến vào buồng trứng, ổ bụng hoặc cổ tử cung. Bất kỳ khu vực nào bên ngoài tử cung đều khiến mẹ bầu không thể có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Khi không gian và các mô nuôi dưỡng bào thai không phù hợp, thai nhi càng lớn sẽ có nguy cơ làm vỡ cơ quan chứa nó, gây xuất huyết và nguy hiểm cho thai phụ. Vì vậy, trước khi có kế hoạch sinh con, bạn cần chuẩn bị tốt cả tinh thần lẫn thể chất để đảm bảo an toàn.

Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho mẹ

Dấu hiệu thai ngoài tử cung cần sớm phát hiện và can thiệp kịp thời

Thai ngoài tử cung đôi khi khó nhận ra và chẩn đoán vì những triệu chứng của nó khá giống với dấu hiệu bình thường ở đầu thai kỳ. Điển hình như căng tức ngực, kinh nguyệt trễ, buồn nôn và nôn, uể oải, buồn ngủ nhiều và đi tiểu thường xuyên…

Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề dễ nhầm lẫn trên thì tín hiệu cảnh báo có thể là đau, chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện cả hai. Bà bầu có thể đau vùng chậu, bụng hoặc lan đến vai gáy và cổ (do mạch máu bào thai vỡ, tích tụ và kích thích các dây thần kinh).

Cơn đau ở những vị trí này có thể diễn biến từ âm ỉ chuyển sang dữ dội và tần suất nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chú ý vài triệu chứng khác như: nổi ban đỏ âm đạo, chóng mặt, đau lưng dưới, hạ huyết áp…

Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho mẹ

Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung chủ yếu là do trứng thụ tinh xong với tinh trùng thì không thể kịp thời di chuyển vào tử cung thông qua ống dẫn trứng. Cản trở bên trong ống thường là do viêm, nhiễm trùng.

Ống dẫn trứng bị viêm nhiễm cũng do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như do lạc nội mạc tử cung hoặc các mô sẹo sau phẫu thuật. Một số trường hợp là do dị tật bẩm sinh làm biến đổi hình dạng ống, gây tắc nghẽn.

Chẩn đoán và điều trị thai ngoài tử cung như thế nào?

Bác sĩ sẽ tìm kiếm vị trí thai nhi thông qua kết quả siêu âm. Tuy nhiên, thai nhi khoảng 5 đến 6 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ mới có thể chẩn đoán qua siêu âm. Nếu thai quá nhỏ, bác sĩ sẽ phải xét nghiệm qua âm đạo.

Điều trị thai ngoài tử cung giai đoạn sớm bằng cách tiêm Methotrexate, ngăn chặn sự phát triển của phôi thai. Nhưng nếu thai đã khá lớn, bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật để lấy thai bất thường ra ngoài.

Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho mẹ

Nhìn chung, bác sĩ cần dựa vào vị trí và kích thước của thai nhi mới có hội chẩn cuối cùng và trao đổi cách điều trị với người mẹ. Sớm phát hiện những triệu chứng bất thường để giảm nguy hiểm là điều rất cần thiết.

Nếu bạn chuẩn bị có con, đầu tiên hãy cân nhắc một số vấn đề có thể có nguy cơ thai ngoài tử cung như: Phụ nữ trên 35 tuổi, đã phẫu thuật ống dẫn trứng, dùng thuốc kích thích trứng rụng, tiền sử thai ngoài tử cung…

Hy vọng bài viết với những kiến thức cơ bản nhất về mang thai ngoài tử cung sẽ giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong quá trình thai nghén của mình.

Thiên Khuê (Theo Health)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Combo phục hồi, cấp ẩm “quốc dân” ai cũng nên có