Kích thước bụng bầu khác kích thước thai nhi, có 2 cách giúp ba mẹ biết kích thước của thai nhi

Ngọc Huyền 2022-02-01 09:15
- Cùng tìm hiểu cách tính kích thước của thai nhi mẹ nhé!

Đo chiều cao của tử cung để tính kích thước của thai nhi

Khi khám sản khoa, nhân viên y tế sẽ đo chiều dài của cơ tử cung của người mẹ (gần xương ức) đến xương mu, tức là chiều cao của tử cung, sau đó kết hợp với chu vi bụng để ước tính kích thước của thai nhi.

Xác định đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi bằng siêu âm

Kích thước bụng bầu khác kích thước của thai nhi, có 2 cách giúp ba mẹ biết kích thước của thai nhi

Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là chiều dài của phần rộng nhất giữa hai bên trái và phải của đầu thai nhi. Khi tuổi thai tăng lên, thai nhi lớn dần, đồng thời đường kính lưỡng đỉnh cũng tăng theo. Do đó cân nặng của thai nhi cũng có thể được ước tính bằng siêu âm.

Kích thước của thai nhi không liên quan đến việc người mẹ ăn bao nhiêu. Và việc cân đối lượng dinh dưỡng quan trọng hơn, ví dụ một số bà mẹ không quan tâm nhiều đến dinh dưỡng lại thích ăn nhiều đường và nhiều calo sẽ không nhận được nhiều dinh dưỡng.

Ngoài lượng dinh dưỡng, kích thước của thai nhi còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, số lượng thai, lượng đường trong máu, chức năng của nhau thai nên không thể đánh giá thai nhi có phát triển bình thường hay không nếu chỉ dựa vào kích thước của thai nhi. Nếu mẹ bầu lo lắng về vấn đề phát triển của thai nhi nên đến bệnh viện khám kịp thời, không nên sợ hãi.

Kích thước bụng bầu

Kích thước bụng bầu khác kích thước của thai nhi, có 2 cách giúp ba mẹ biết kích thước của thai nhi

Kích thước bụng bầu thực sự bị ảnh hưởng bởi nước ối, xương chậu, mỡ bụng của mẹ bầu và vị trí nhau thai và vị trí của thai nhi. Không chỉ có thai nhi trong bụng mẹ mà còn có nước ối, lượng nước ối ở mỗi mẹ khác nhau, nếu có nhiều nước ối thì đương nhiên bụng mẹ sẽ to hơn.

Thông thường, mẹ có khung xương chậu rộng hơn trông sẽ không có bụng bầu to lắm. Nhưng nếu khung xương chậu hẹp hơn, bụng sẽ hơi phình ra phía trước, khiến mẹ trông to hơn.

Kích thước bụng bầu cũng bị ảnh hưởng bởi mỡ bụng. Một người mẹ đầy đặn sẽ có nhiều mỡ bụng hơn và bụng của cô ấy sẽ trông to hơn một người mẹ gầy.

Vị trí của nhau thai trong tử cung cũng tác động đến kích thước bụng bầu. Thông thường, nếu bánh nhau bám vào thành trước của tử cung thì vị trí của thai sẽ lùi về phía sau. Bụng mẹ bầu không to nhưng eo sẽ dày hơn.

Kích thước bụng bầu khác kích thước của thai nhi, có 2 cách giúp ba mẹ biết kích thước của thai nhi

Nếu bánh nhau bám vào thành sau của tử cung, và thai nằm về phía trước, bụng mẹ bầu sẽ to, nhọn và vòng eo thon hơn, thậm chí nhìn từ phía sau trông như không mang thai.

Ngọc Huyền – Theo QQ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bài tập 4 phút giúp bạn gái có đôi chân dài miên man chẳng thua gì siêu mẫu