Vì sao bụng bầu của người mẹ không đối xứng, bên to, bên lại nhỏ?

Quỳnh Trang 2020-08-17 09:30
- Rất ít mẹ bầu có bụng tròn, đối xứng. Điều này chủ yếu là do tư thế nằm của thai nhi trọng bụng bạn.

Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng nhìn bụng bầu lớn lên từng ngày và tưởng tượng xem con đang làm gì trong bụng mẹ. Đến tam cá nguyệt thứ ba, nhiều mẹ bầu sẽ ngạc nhiên không biết vì sao bụng của mình lại tròn, không đối xứng, lúc phình to, lúc lại thu nhỏ. 

Chuyển động của thai nhi

Khi thai được 18-20 tuần, mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được cử động của thai nhi. Lúc này, thai nhi chưa vận động nhiều nên thỉnh thoảng mẹ bầu mới cảm nhận được các cử động.

Trong tam cá nguyệt thứ ba, các chi của em bé phát triển nhanh chóng và em bắt đầu vung tay chân thường xuyên và xoay người. Mẹ thậm chí có thể nhìn thấy bàn chân, bàn tay nhỏ của thai nhi gồ lên trên bụng mình. Chơi đùa mệt mỏi, bé sẽ trốn ở một chỗ để nghỉ ngơi. Lúc này, bụng của mẹ sẽ có vẻ cao một bên, thấp một bên. Nếu bé nằm nghiêng bên trái, bạn sẽ thấy bụng bên trái cao hơn bên phải. Nếu bé nằm nghiêng bên phải thì ngược lại, dẫn đến không cân xứng hai bên.

Vì sao bụng bầu của người mẹ không đối xứng, bên to, bên lại nhỏ?

Vị trí của thai nhi trong bụng mẹ 

Có 3 tư thế chính của thai nhi. Tư thế ngôi đầu là phù hợp nhất cho sinh thường. Tư thế ngôi đầu có nghĩa là đầu của thai nhi rơi thẳng vào khung chậu. Tư thế ngôi mông là ngôi mông hướng xuống. Tư thế ngôi ngang có nghĩa là thai nằm ngang trong tử cung. 

Ở tư thế ngôi ngang hoặc ngôi mông, các chi của thai nhi sẽ nằm ở gần phần bụng trên. Khi thai nhi cử động thì phần bụng trên của mẹ bầu sẽ có biểu hiện không đều, đặc biệt là thai nhi ở tư thế nằm ngang.

Vì sao bụng bầu của người mẹ không đối xứng, bên to, bên lại nhỏ?

Lưu ý:

Nếu thai ngôi mông hoặc ngôi ngang, bạn cũng đừng quá lo lắng. Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ có thể sinh mổ. Trước khi đạt 7 tháng, thai nhi vận động linh hoạt trong bụng mẹ, thậm chí nếu không đúng tư thế thì bác sỹ có thể xoay ngôi thai.

Đây là lý do tại sao trong giai đoạn này, bụng bầu trông không đối xứng khi nhìn từ bên ngoài. Do thai nhi có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau, do kích thước của thai nhi còn nhỏ và thai nhi có thể vận động linh hoạt.

Vì sao bụng bầu của người mẹ không đối xứng, bên to, bên lại nhỏ?

Nếu vị trí của ngôi thai chưa xoay chuyển được trong quý 2 của thai kỳ. Bác sỹ sẽ làm thủ thuật xoay ngôi thai và hướng dẫn mẹ bầu thực hiện các bài tập giúp xoay ngôi thai.

Nếu em bé vẫn chưa về đúng vị trí thai nhi trước ngày dự sinh, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ và chọn phương pháp mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi và sản phụ.

Nguyên nhân từ người mẹ

1. Tư thế ngủ không thay đổi trong một thời gian dài

Nhiều mẹ bầu đã nghe bác sĩ nói rằng nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, họ nằm ngủ ở tư thế này trong suốt thai kỳ. 

Tuy nhiên, ngủ nghiêng về bên trái trong thời gian dài sẽ khiến bụng bên trái to hơn bên phải. Đó là do thai nhi cũng thích nằm nghiêng bên trái tử cung vì đã quen với tư thế ngủ này của mẹ.

Vì sao bụng bầu của người mẹ không đối xứng, bên to, bên lại nhỏ?

2. Tử cung bị chèn ép nên nghiêng sang bên phải

Trong khung chậu của phụ nữ, ngoài tử cung còn có các cơ quan khác, chẳng hạn như ruột. Khi thể tích tử cung tăng lên, không gian bị chiếm dụng cũng tăng lên, tử cung bị đường ruột chèn ép càng nhiều. Trong khi đó, khoang bụng bên trái bị đại tràng và trực tràng chiếm hết, tử cung bị chèn ép và nghiêng sang bên phải. Đây là hiện tượng mà các bác sĩ thường gọi là tử cung nghiêng phải, khiến bụng bầu bên phải to hơn bên trái.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 động tác cực dễ giúp chị em giảm mỡ bụng 'siêu tốc', chẳng cần đeo nịt bụng