Ngỡ ngàng những cách tái chế rác của các quốc gia trên thế giới
Tin liên quan
Đức
Đức đứng đầu danh sách về lượng chất thải tái chế. 68% dân số Đức đều tái chế. Sáng kiến công cộng nhằm giáo dục người dân đã tiến hành một chiến dịch để giảm rác thải hàng ngày. Họ giúp người dân hiểu chất thải, phân hữu cơ và tái chế là gì. Người dân phải trả nhiều tiền hơn khi dùng nhựa và bao bì.
Hàn Quốc
Hàn Quốc cũng là quốc gia tái chế chất thải. Với khoảng 10 triệu dân, thủ đô Seoul thải ra 9.189 tấn chất thải rắn mỗi ngày. Mặc dù vậy, xứ sở kim chi lại có một trong những chương trình tái chế chất thải nghiêm ngặt nhất trên toàn cầu. Giảm thiểu chất thải và chuyển hướng chất thải từ các bãi chôn lấp là mối quan tâm hàng đầu ở Hàn Quốc trong 3 thập kỷ qua. 3 Seoul đã phải vật lộn với những thách thức về chất thải ngày càng lớn khi quy mô ngày càng tăng do quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Hàn Quốc đã đầu tư 2% GDP vào dự án Tăng trưởng Xanh , cùng với các sáng kiến công cộng khác và đã tái chế khoảng 59% chất thải.
Slovenia và Áo
Slovenia và Áo tái chế tới 58% chất thải. Slovenia đã là quốc gia có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh nhất các chương trình tái chế. Mặt khác, chính phủ Áo đã chuyển sang mục tiêu cũ của Liên minh Châu Âu là tăng tỷ lệ tái chế lên 50% vào năm 2020 và họ đã vượt qua mục tiêu đó. Tái chế nhựa được quy định hợp pháp ở Áo và có tới 80% thủy tinh được tái chế. Một số loại chất thải bị cấm xử lý tại các bãi chôn lấp trên toàn quốc. Họ cấm các sản phẩm có tổng tỷ lệ phát thải carbon hữu cơ trên 5%.
Bỉ
Bỉ tái chế tới 55% chất thải. Tái chế ở Bỉ là bắt buộc và việc mua các loại chất thải khác nhau được xác định chính xác. Tất cả mọi thứ bị vứt bỏ phải được phân loại đúng cách và cho vào các túi màu riêng lẻ. Người dân phải trả tiền vì lượng rác thải mà họ thải ra.
Thụy Sĩ
Thật thú vị, có những thám tử rác ở Thụy Sĩ có nhiệm vụ phát hiện rác “đáng ngờ” hoặc bị thất lạc. Họ kiểm tra mọi thứ để tìm ra thủ phạm để giáo dục và phạt.
Hà Lan
Hà Lan được coi là quốc gia xanh. Bên ngoài mỗi ngôi nhà ở Amsterdam đều có thùng rác màu đen (đựng rác thải sinh hoạt nguy hại/không thể tái chế), thùng rác màu xanh lá cây (đựng vật liệu hữu cơ, phân hữu cơ, phân hủy sinh học), thùng rác màu xanh da trời (đựng giấy/bìa cứng) và thùng rác màu cam (đựng bao bì nhựa, hộp thiếc và đồ uống). Hầu hết các gia đình đều có ít nhất 2 thùng rác và họ rất siêng năng sử dụng chúng.
Mọi người có thể hướng tới cùng một mục tiêu và cùng nhau cố gắng chống lại biến đổi khí hậu. Có rất nhiều chiến lược chúng ta có thể thực hiện. Tất cả những gì chúng ta cần làm là nỗ lực để sống xanh hơn.
Ngọc Huyền – Theo ecobnb
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất