Trẻ ồ ạt nhập viện vì cúm, đây là cách phân biệt cúm với cảm lạnh đơn giản nhất cho các mẹ

Châu Anh 2018-01-16 09:00
- Thay đổi thời tiết, nóng lạnh đột ngột là nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc cúm phải nhập viện. Thậm chí có những tình trạng rất nguy kịch.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi TW, đã có hơn 300 bệnh nhi được chẩn đoán mắc cúm khi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong hai tuần qua. Trong đó, gần 100 cháu đã phải nhập viện điều trị.

Theo ThS. BS Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ với độc giả Emđẹp: “Các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, hạ sốt không giảm, thậm chí có trường hợp bị co giật, viêm mũi, đau họng. Đa số các trẻ này mắc một số chủng cúm nặng hoặc mắc cúm trên nền bệnh khác, có nhiều trẻ hay bị viêm đường hô hấp nên khi mắc cúm sẽ bị nặng, điển hình là viêm phổi”.

Trẻ ồ ạt nhập viện vì cúm. Đây là cách phân biệt cúm với cảm lạnh đơn giản nhất cho các mẹ

Trẻ ồ ạt nhập viện vì cúm.

Thời tiết thay đổi theo mùa là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị cảm lạnh sổ mũi do sức đề kháng yếu chưa kịp thích nghi với môi trường xung quanh làm trẻ khó chịu trong người. Khi con bị cúm, các bậc phụ huynh sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khi trẻ được chẩn đoán mắc cúm thông thường, không nhất thiết phải nhập viện mà có thể chăm sóc tại nhà. Điều quan trọng, là phụ huynh cần theo dõi để nhận biết các dấu hiệu bệnh ở trẻ. 

BS Hải cho biết, rất nhiều trường hợp, bố mẹ hay nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh thông thường, nên gây ra chậm trễ trong điều trị. Cảm lạnh và cúm mùa có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường gặp hơp cả là vào mùa khô lạnh như mùa đông hay cuối đông đầu xuân.

BS Hải nói: “Triệu chứng của cảm lạnh và cúm mùa khá giống nhau, sau khi nhiễm phải virus 24-48 tiếng sau thường biểu hiện các triệu chứng như trẻ sốt cao đột ngột, có thể trên 38,5-39 độ C. Trẻ sẽ ho khan, sau 1-3 ngày có thể ho có đờm, nghẹt mũi. Sau đó là sổ mũi, nếu có bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch có thể trở nên đục, xanh hoặc vàng”.

Hai căn bệnh này do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Cần điều trị biến chứng nếu không may có biến chứng xảy ra. Thường thì sẽ cần hạ sốt, vệ sinh mũi họng, giảm ho cho bé mà không cần dùng đến kháng sinh.

Trẻ ồ ạt nhập viện vì cúm. Đây là cách phân biệt cúm với cảm lạnh đơn giản nhất cho các mẹ

Trẻ bị cúm không được điều trị sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần chú ý, bệnh cúm có thể có những biến chứng nặng: viêm hệ thần kinh trung ương, viêm cơ, viêm cơ tim... Vì thế, nếu trẻ có các dấu hiệu như: tiểu ít hơn bình thường, sốt từ 39 độ C trở lên, sốt quá ba ngày, đau tai: quấy khóc, lấy tay đập hay vò tai, cọ tai xuống nệm, ho hơn một tuần, nước mũi đặc, xanh lá cây… thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời”, BS cho biết.

Để phòng bệnh chung cho cả cảm lạnh thông thường và cúm mùa thì trước tiên cần phải nâng cao sức để kháng bằng dinh dưỡng, cho trẻ uống đủ nước bao gồm: sữa, nước lọc, nước trái cây, cháo, soup.Cần giữ vệ sinh không gian sống, giữ vệ sinh cho đôi bàn tya bé. Đặc biệt, nên tiêm vắc xin phòng cúm cho bé để cơ thể chống trọi lại một số chủng cúm nguy hiểm.

Châu Anh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lên sóng Running Man hậu drama, Jack bị chỉ trích vì nói trống không, hành động thô bạo với đàn anh