Trầm cảm khi mang thai - Nỗi sợ hãi của bất cứ ai bầu bí
2015-08-03 17:59
- Trầm cảm khi mang thai ngày càng trở nên phổ biến ở các bà bầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. May mắn thay, vấn đề tâm lý này có thể chữa trị và phòng trách được.
Tin liên quan
Mang thai quả thật là niềm vui lớn cho người phụ nữ và bà bầu thì chẳng có gì cần phải buồn. Tuy nhiên, vấn đề cảm xúc của phụ nữ có thai đôi khi không thể được kiểm soát. Sự thực là trầm cảm khi mang thai rất phổ biến và nó xuất hiện ở 14% đến 23% các bà mẹ tương lai. Chính sự tăng nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến họ gặp căng thẳng và lo lắng, cộng với những áp lực xã hội và hồi hộp chuẩn bị làm mẹ khiến căn bệnh tâm lý này trở nên càng trầm trọng. Nếu không được giúp đỡ, trầm cảm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đền trầm cảm khi mang thai của bà bầu, trong đó các nguyên nhân chính bao gồm sự thay đổi hoóc-môn (nội tiết tố), di truyền, áp lực cuộc sống, mang bầu khi tuổi đời còn trẻ, phụ nữ bị lạm dụng và các vấn đề về tuyến giáp.
Thay đổi hoóc-môn
Hoóc-môn ảnh hưởng trực tiếp đến các chất hóa học kiểm soát cảm xúc và tâm trạng. Những biến động của hoóc-môn cũng làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thai và dẫn đến việc họ bị trầm cảm.
Di truyền
Trầm cảm cũng có thể bị di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Nếu gia đình bạn có người có tiền sử bị trầm cảm hay rối loạn cảm xúc, bạn cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị trầm cảm hơn trong giai đoạn mang thai của mình.
Mang thai khi tuổi đời còn trẻ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ trẻ mang thai có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn phụ nữ ở các độ tuổi lớn hơn.
Phụ nữ bị lạm dụng
Bị lạm dụng sức lao động, tình dục, bị đối xử thiếu tôn trọng có thể khiến phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn, bất lực và cô lập. Đó là những nguyên nhân trực tiếp khiến họ gặp các triệu chứng trầm cảm.
Rối loạn tuyến giáp
Đây vẫn là vấn đề liên quan đến hoóc-môn. Tuyến giáp chính là nơi sản sinh ra hoóc-môn ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết tố lớn của phụ nữ có bầu. Một khi tuyến này bị rối loạn, họ cũng bị trầm cảm.
Triệu chứng của trầm cảm khi mang thai
Rất khó để chẩn đoán trầm cảm khi mang thai vì các triệu chứng của nó không rõ ràng và bình thường như các triệu chứng thai nghén (thèm ngủ, thay đổi ăn uống, không có hứng thú tình dục, lo lắng, mất khả năng tập trung và bất ổn định về cảm xúc,...). Bà bầu cần chú ý đến mức độ thay đổi cảm xúc tiêu cực của mình như luôn buồn và thất vọng trong thời gian dài, lo lắng cùng cực, sợ hãi,... để đi gặp bác sĩ sớm. Bằng cách đảm bảo được sinh hoạt hàng ngày khoa học, ăn uống đủ dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt,... bà bầu có thể thoát khỏi trầm cảm khi mang thai.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây xảy ra mỗi ngày trong cùng một khoảng thời gian là 2 tuần, bạn nên đi gặp bác sĩ:
- Tâm trạng buồn bã, bồn chồn hoặc chán nản
- Khóc nhiều
- Không muốn gần gũi với bạn bè và gia đình
- Không quan tâm đến các hoạt động mà bạn đã từng hứng thú
- Sụt cân
- Thừa cân quá nhiều
- Thèm ăn vặt hoặc không có cảm giác ăn uống ngon miệng
- Khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
- Suy nghĩ thiếu tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
- Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát
- Đau đầu, đau bụng
- Không đi khám thai và làm theo những chỉ dẫn y tế dành cho bà bầu
- Sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu và ma túy
Biến chứng
Một số phụ nữ không điều trị trầm cảm trong giai đoạn mang thai có thể gặp các biến chứng nguy hiểm cho mình và con. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trầm cảm khi mang thai có thể dẫn đến sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ, nếu nặng hơn có thể dẫn đến chậm phát triển ở thai nhi. Hơn nữa, trầm cảm khi mang thai có thể khiến phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý bà đẻ và sự phát triển bình thường của em bé có mẹ bị trầm cảm.
Điều trị
Bệnh trầm cảm có thể được điều trị nếu phát hiện ra sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả. Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh tâm lý này đều không dùng thuốc mà sử dụng biện pháp tâm lý, liệu pháp ánh sáng (tiếp xúc với đèn cường độ cao làm tăng mức độ của hoóc-môn serotonin, hoóc-môn chịu trách nhiệm điều tiết tâm trạng trong não), châm cứu và thiền định.
Trong khi đó, thuốc chữa trầm cảm cũng có thể được dùng kết hợp với các biện pháp trên, bao gồm thuốc Zoloft, Prozac, Paxil và Wellbutrin Celexa. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai có thể đem đến những rủi ro cho bà bầu và không nên được dùng lâu dài.
Nếu bạn có ý định dùng thuốc trầm cảm trong thời kỳ mang thai, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần của mình cẩn thận. Việc ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột khi đang sử dụng có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, đặc biệt là khi bạn có tiền sử rối loạn tâm trạng.
Thay đổi lối sống cũng là một trong những biện pháp chữa trầm cảm tự nhiên hiệu quả. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại cách nghỉ ngơi, làm việc, ăn uống và sinh hoạt của mình để phòng tránh căng thẳng, mệt mỏi. Kết quả là, khi tinh thần và cảm xúc của bạn được giữ thăng bằng, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng trầm cảm dễ dàng. Cụ thể, bạn nên giữ một lối sống lành mạnh với những việc làm dưới đây:
- Dành nhiều thời gian ở ngoài trời như đi ăn, đi dạo công viên, đi nghỉ ở bãi biển thay vì suốt ngày ngồi trong nhà.
- Không làm việc quá sức
- Không thức quá khuya
- Không ngủ dậy muộn
- Không bỏ bữa sáng
- Ăn uống đủ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ
- Tập thể dục hàng ngày
- Tăng trò chuyện với người thân
- Gặp bác sĩ để khám thai định kỳ
- Tìm sự giúp đỡ nếu thấy căng thẳng quá lớn từ người thân và bác sĩ tâm lý
Nguyễn Mai – Nguồn: WTE
(Theo Congluan)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
3 cung Hoàng đạo nam thông minh, trí tuệ, càng về hậu vận càng gặt hái nhiều thành công