Tuần 20 - những sự thật đáng ngạc nhiên!

2015-08-03 14:35
- Con đã nặng khoảng chừng 300gr và dài khoảng 16,5cm tính từ đầu đến mông. Kể từ tuần này, con có thể hấp thụ nhiều hơn để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tiêu hóa.

Bé lớn thế nào rồi nhỉ?

Con đã nặng khoảng chừng 300gr và dài khoảng 25,5cm từ đầu đến chân và 16,5cm tính từ đầu đến mông (trong 20 tuần đầu, chân con vẫn co vào trước thân nên chiều dài của bé sẽ được đo đến mông).

Kể từ tuần này, con cũng có thể hấp thụ được nhiều hơn để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tiêu hóa. Con cũng có thể thải ra phân su - 1 chất dính màu đen hay xanh rêu. Chất này sẽ tích tụ trong ruột bé trong suốt quá trình phát triển của thai kì và sẽ được thải ra ngoài cơ thể sau khi sinh (một số bé thải phân su ngay trong bụng mẹ).

Mẹ đã vượt qua nửa chặng đường của thai kì

Chúc mừng mẹ đã vượt qua nửa chặng đường của thai kì. Trung bình, mẹ đã tăng khoảng 4,5 kg và đến lúc chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để tăng khoảng nửa kg mỗi tuần. Nếu tăng cân quá ít hay quá nhiều, mẹ cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả 2 mẹ con nhé!

Hãy chắc chắn rằng, mẹ đã hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Trong thời gian mang bầu, cơ thể mẹ sẽ cần nhiều sắt hơn để đáp ứng lượng máu tăng lên, cũng như bổ trợ cho quá trình phát triển của bé và nhau thai. Thịt nạc là một trong những nguồn cung cấp sắt lí tưởng cho phụ nữ mang thai. Thịt gia cầm, đặc biệt những loại thịt sẫm màu cũng chứa sắt. Các loại cây họ đậu hay các sản phẩm từ đậu nành, rau bina, nước ép mận, nho khô và ngũ cốc cũng rất giàu sắt.

Tuần 20 - những sự thật đáng ngạc nhiên!

Mẹ nên đăng kí một lớp giáo dục sức khỏe sinh sản, nhất là khi mang thai lần đầu. Lớp học này sẽ giúp mẹ chuẩn bị cho những khó khăn trong giai đoạn sắp tới khi sinh con.

Những sự thật đáng ngạc nhiên!

- Mẹ có thể cảm thấy rất khó khăn để ngủ một giấc thật sâu vào ban đêm dưới tác động của những thay đổi khi mang thai

- Mẹ có thể ngáy ầm ầm mặc dù trước kia không hề ngáy khi ngủ. Triệu chứng này có thể do sự tăng lên lượng estrogen trong cơ thể làm sưng màng nhầy lót đường ống mũi và thậm chí có thể gây cho mẹ nhiều nước mũi hơn. Vậy phải làm gì để chống lại nó? Mẹ nên ngủ nghiêng về một bên và hơi nâng đầu cao lên một chút để có thể cảm thấy dễ chịu hơn.

- Chứng ợ nóng và khó tiêu lại xuất hiện khiến mẹ cảm thấy khó chịu khi bắt đầu giấc ngủ. Vì thế, mẹ nên tránh các thức ăn gây ợ nóng và để cơ thể tiêu hóa thức ăn sau 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ.

- Chứng chuột rút cũng có thể khiến mẹ không tài nào ngủ ngon được. Hãy duỗi thẳng chân ra, nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân hoặc đi bộ xung quanh trong vòng vài phút.

- Mẹ có thể phải trăn trở cả đêm để tìm được vị trí ngủ thoải mái. Một gợi ý hay là hãy nằm nghiêng sang một bên, đầu gối hơi co lên và một chiếc gối giữa hai chân có thể làm mẹ thấy thoải mái. Mẹ cũng có thể đặt một chiếc gối khác dưới bụng và sau lưng mình nếu muốn.

- Mồ hôi toát ra nhiều vào ban đêm. Điều đó rất phổ biến ở những phụ nữ mang thai bởi sự trao đổi chất, hoóc-môn và cân nặng thay đổi. Điều mẹ nên làm là giữ cho phòng ngủ của mình mát mẻ hơn.

- Mẹ cũng nên mặc quần áo ngủ làm bằng sợi cotton thoáng khí, rộng rãi để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuần này mẹ nên làm gì?

Hãy chăm sóc bản thân mình tốt nhất có thể mẹ nhé, để đánh dấu một nửa chặng đường mang thai của mình trong tuần này.

Minh Phương (BBC)
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Quiet quitting: Bạn có đang ‘làm việc cầm chừng’?