Sắp có đợt uống vitamin A của cuối năm rồi: Mẹ tìm hiểu để chuẩn bị đưa bé đi uống

Châu Anh 2017-12-17 13:30
- Nhiều thông tin trên mạng xã hội cho rằng vitamin A gây ngộ độc cho trẻ, dẫn đến tâm lý e ngại của các bà mẹ, trong khi đây là loại vitamin vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Một dòng trạng thái chia sẻ trên mạng xã hội từ tài khoản Facebook của mẹ A.T.T nhanh chóng nhận được sự quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa khi kể về việc con uống vitamin A bị ngộ độc, phải nằm viện. Theo chia sẻ củabà mẹ này: “Bé hiện được 11 tháng tuổi, được uống vitamin A ở trạm y tế. Sau khi uống, con mình bị thóp phồng nhô như quả cà chua, kèm theo nôn trớ. Mình có tìm hiểu cứ ngỡ là viêm màng nào, không ai nghĩ là tác dụng phụ của vitamin A”. Trước tình trạng của con, chị A.T.T đã cho con ra cấp cứu tại BV Nhi TW.

Sắp có đợt uống vitamin A của cuối năm rồi: Mẹ tìm hiểu để chuẩn bị đưa bé đi uống

Chị A.T.T chia sẻ hình ảnh con điều trị vì nghi ngộ độc do uống vitamin A. (Nguồn: Facebook nhân vật)

Nhiều bà mẹ bày tỏ sự chia sẻ với chị A.T.T vì cũng chung tình cảnh như trên. Nhiều ý kiến đã cho rằng, không nên cho con uống vitamin A vì lo sợ phản ứng phụ. Tuy nhiên, theo chuyên khoa Nhi BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, đó là một suy nghĩ sai lầm.

BS Khanh cho biết: “Sau uống vitamin A có trẻ hơi gặp tình trang buồn nôn, đi ngoài phân loãng, có cơ thể trẻ nhạy quá thóp hơi phồng cũng không sao. Sau 1-2 ngày tình trạng này sẽ tự chấm dứt. Vitamin A cho trẻ em uống bổ sung an toàn và hầu như không có tác dụng phụ.”.

Khẳng định tính an toàn của vitamin A, BS Khanh chỉ ra, việc ngộ độc cấp tính vitamin A ở trẻ chỉ xảy ra khi mẹ tự ý cho uống quá liều quy định do nhầm lẫn thuốc. Trên thực tế, các trường hợp này rất hiếm gặp. Khi bị ngộ độc cấp tính, trẻ nhỏ có dấu hiệu thóp phồng, nôn mửa, tăng áp lực sọ não... Cần cho trẻ em uống vitamin C hoặc nước chanh đường và nên đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời. Còn trường hợp ngộ độc mạn tính xảy ra khi có các dấu hiệu như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, da khô, trẻ nhỏ chậm tăng cân, kém ăn, tăng sự chảy máu, đau xương...

Tương tự như vitamin A, một số loại vitamin khác nếu dùng quá liều cũng gây ngộ độc và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ như:

- Vitamin D liều cao dài ngày gây tích luỹ thuốc, làm tăng calci trong máu, mệt mỏi, chán ăn, nôn, ỉa chảy, đái ra protein, calci hóa mô mềm, có thể dẫn đến tử vong.

- Thừa vitamin E, dùng liều cao trên 3000 đơn vị mỗi ngày có thể gây rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, đầy hơi, ỉa chảy, viêm ruột hoại tử. Tiêm Vitamin E liều cao vào tĩnh mạch dễ gây tử vong

- Thừa vitamin C tuy ít tích luỹ nhưng dùng liều cao dài ngày có thể tạo sỏi thận…

Vì thế, BS Khanh khuyên các bà mẹ nên thận trọng khi sử dụng cấc loại vitamin cho con. Riêng vitamin A, mẹ nên cho các bé uống bổ sung 2 lần/năm theo lịch và theo chỉ định liều của bác sỹ.

Trẻ từ 6 tháng đến 3-5 tuổi uống vitamin A liều cao miễn phí . Vitamin A rất quan trọng cho mắt, cho miễn dịch, cho phòng ngừa các bệnh vặt. Dạng vitamin A này sản xuất riêng cho uống phòng ngừa mỗi 6 tháng/ không thể mua được ở ngoài nên phụ huynh tranh thủ uống. Trẻ nhỏ 6- 11 tháng thì uống 100.000 đơn vị/,  trẻ từ 12 tháng trở lên uống 200.000 đơn vị/,  trẻ chưa đủ 6 tháng thì chờ dịp sau. Thường 1 năm được uống 2 đợt. Các mẹ nên nhớ là trẻ đang bệnh, vừa tiêm chủng hay sắp đến lịch tiêm chủng đều có thể uống được vitamin A”, BS Khanh cho biết.

Sắp có đợt uống vitamin A của cuối năm rồi: Mẹ tìm hiểu để chuẩn bị đưa bé đi uống

Cần cho trẻ uống vitamin A đúng liều theo hướng dẫn của thầy thuốc. (Ảnh minh họa)

Vitamin A là một trong những vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 6 - 36 tháng. Vì thế, ngay cả trong những bữa ăn hằng ngày, mẹ cũng nên tranh thủ bổ sung cho bé những thực phẩm giàu vitamin A.

Theo BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam): “Thông thường vitamin A chứa nhiều trong các loại rau quả xanh (rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay…), rau quả có màu vàng đậm (cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…), hoặc có rất nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như (gan, thịt, cá, trứng, sữa...). Vì nguồn thực phẩm chứa vitamin A rất phong phú, nên các bà mẹ cần phải biết cách kết hợp các thực phẩm này khi chế biến món ăn cho bé, để bé có thể hấp thu các vitamin A hay các tiền chất vitamin A từ khẩu phần ăn hằng ngày một cách tốt nhất”.

Còn với bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin A, đặc biệt là sữa non, tuy nhiên nếu mẹ không ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm có chứa vitamin A thì lượng vitamin A trong sữa mẹ cũng sẽ bị giảm đáng kể.

Châu Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Ở nhà mùa dịch mà vẫn giữ được bụng phẳng eo thon nhờ 3 thói quen ăn uống cực dễ