Sạch sẽ là tốt nhưng có 2 vị trí này không cần quá sạch để giúp bé tăng đề kháng

2020-02-01 13:01
- Mặc dù biết sạch sẽ là tốt nhưng sự thật với trẻ em có những bộ phận không nên vệ sinh quá sạch để giúp bé tăng đề kháng.

Nhiều gia đình nghĩ rằng để trẻ khỏe mạnh phải giữ môi trường và vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ. Tuy nhiên điều này không hẳn là tốt vì làm như vậy trẻ sẽ dần mất đi kháng thể làm giảm sức đề kháng.

Có 2 vị trí cha mẹ không cần vệ sinh quá sạch để từ đó sinh ra kháng thể giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Tai không cần phải quá sạch

Sạch sẽ là tốt nhưng có 2 vị trí này không cần quá sạch để giúp bé tăng đề kháng

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng, tai của em bé sẽ không đủ sạch sẽ nếu như không thường xuyên lấy sạch ráy tai, để ráy bẩn tích lũy lâu dài sẽ làm ngăn chặn các ống tai, tạo môi trường để vi khuẩn sinh sản, ảnh hưởng đến thính giác.

Trong thực tế, ống tai là một cơ quan có chức năng tự làm sạch, ráy tai có thể bôi trơn ống tai để ngăn ngừa vi khuẩn, nhiễm trùng, nấm và côn trùng xâm nhập. Chỉ cần bạn nghiêng đầu và mở miệng, ráy tai có thể sẽ tự rơi ra mà không cần phải tự vệ sinh.

Việc làm sạch quá mức có thể dễ dàng dẫn đến tổn thương da và nhiễm trùng. Nếu lớp biểu bì của ống tai bị mất chức năng vận chuyển của nó, nó sẽ tạo ra rất nhiều ráy tai.

Quần áo không cần khử trùng thường xuyên

Sạch sẽ là tốt nhưng có 2 vị trí này không cần quá sạch để giúp bé tăng đề kháng

Khi một đứa trẻ được sinh ra, hệ thống miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ và tương đối yếu trong việc chống lại vi khuẩn virus. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên và hệ thống miễn dịch dần được cải thiện, trẻ cần được tiếp xúc với một số vi khuẩn để tăng cường khả năng miễn dịch của chính mình. Vào thời điểm này, cha mẹ chỉ cần giữ quần áo sạch sẽ, và không cần khử trùng thường xuyên, từ đó tăng cường khả năng chống lại virut.

Moon/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Toner “Siêu căng bóng” liệu có thần thánh như lời đồn?