Rơi nước mắt câu chuyện bé trai 4 tuổi mất tích bỗng quay về thần kỳ sau 25 năm

2018-10-26 21:43
- Saroo lấy hết can đảm gõ cửa, một người phụ nữ đi ra mở cửa. Đó chính là mẹ của anh, bà rất nhanh nhận ra con trai đã mất tích nhiều năm trước, nước mắt chảy ròng. Mà Saroo cũng biết rõ đây là người thân của mình, liền tiến đến ôm chầm lấy mẹ.

Saroo sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Ấn Độ và có 3 ba anh chị em. Theo trí nhớ của Saroo, hàng ngày mẹ anh vẫn lấy nước mắt rửa mặt, vất vả khổ sở để nuôi các con, cả nhà anh cũng thường xuyên lâm vào hoàn cảnh túng thiếu, bữa có bữa không.

Vì gánh nặng kinh tế gia đình, anh trai của Saroo phải làm việc quét dọn toa xe lửa để kiếm tiền từ rất sớm. Có một lần anh trai đưa Saroo đến nơi làm việc, để em trai ngồi trong xe lửa nói: “Ngồi ở đây chờ anh một lúc rồi anh sẽ qua đón em.” Saroo nhanh chóng rơi vào giấc ngủ, sau khi tỉnh lại phát hiện xe lửa đã chạy, trên xe không một bóng người, cũng không biết anh trai ở chỗ nào.

Rơi nước mắt câu chuyện bé trai 4 tuổi mất tích bỗng quay về thần kỳ sau 25 năm

Saroo 4 tuổi đi trên xe lửa đến Calcutta, lúc đó anh cũng không biết tính toán, không biết chữ, bởi vì từ trước đến giờ anh không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, thậm chí cũng không biết tên thôn làng của mình. Không có cách nào liên lạc với người nhà, anh phải lang thang xin ăn ngoài đường để sống qua ngày.

May mắn thay, cuối cùng anh cũng được một trại tế bần cưu mang và được một gia đình người Úc nhận làm con nuôi. Từ đó, Saroo dần dần lớn lên nhưng anh vẫn không thể, và cũng không muốn quên đi miền quê nơi mình đã sinh ra.

Cha mẹ nuôi dán trong phòng của Saroo một tấm bản đồ Ấn Độ, họ hy vọng tuy anh sinh sống ở Úc nhưng không quên quê hương thân thuộc của mình. Mỗi ngày, anh đều nhìn tấm bản đồ này và suy nghĩ: “Người thân của tôi ở đâu? Hiện tại họ đang sống như thế nào? Tôi có thể gặp lại họ không?

Nhiều năm sau, Saroo đã trở thành một doanh nhân, cho dù ký ức hồi nhỏ dần dần phai mờ nhưng suy nghĩ về gia đình cũ lại từ từ lớn lên. Anh bắt đầu sử dụng Google Maps để thăm dò từng thị trấn nhỏ ở Ấn Độ, hy vọng có thể tìm được dấu vết cố hương trong ký ức của mình.

Hành động này giống như bài tập về nhà mỗi ngày, anh xem xét từng chi tiết góc phố, dù biết hy vọng xa vời nhưng chưa bao giờ từ bỏ. Vào một ngày, anh thình lình nhìn thấy một nhà máy ven sông, bên cạnh còn có một cây cầu trông rất quen thuộc, anh biết rõ nhất định khi còn bé mình đã từng đi qua nơi này.

Saroo bắt đầu xem xét phong cảnh xung quanh, trí nhớ cũng dần dần sống lại, anh nhìn thấy một đài phun nước nơi mà mình đã từng bị ngã hồi bé. Cuối cùng, anh đã biết tên ngôi làng của mình gọi là “Ganesh Talai.” Sau 25 năm xa cách người thân, trong lòng mang nỗi nhớ quê hương, anh mua vé máy bay và vé xe, quyết định trở lại thôn làng hỏi thăm gia đình của mình.

Rơi nước mắt câu chuyện bé trai 4 tuổi mất tích bỗng quay về thần kỳ sau 25 năm

Phong cảnh quê hương vừa xa lạ vừa quen thuộc, Saroo theo trí nhớ của mình tìm về ngôi nhà ngày xưa. Tuy nhiên, anh hơi do dự, sau 25 năm không biết gia đình mình còn sống ở đây không? Họ sống có tốt không? Có còn nhớ con trai mất tích khi mới 4 tuổi?

Rơi nước mắt câu chuyện bé trai 4 tuổi mất tích bỗng quay về thần kỳ sau 25 năm

Saroo lấy hết can đảm gõ cửa, một người phụ nữ đi ra mở cửa. Đó chính là mẹ của anh, bà rất nhanh nhận ra con trai đã mất tích nhiều năm trước, nước mắt chảy ròng. Mà Saroo cũng biết rõ đây là người thân của mình, liền tiến đến ôm chầm lấy mẹ.

Rơi nước mắt câu chuyện bé trai 4 tuổi mất tích bỗng quay về thần kỳ sau 25 năm

Năm đó, sau khi Saroo mất tích, mẹ anh cũng rất sốt ruột tìm kiếm tung tích của anh nhưng dù bà hỏi thăm các chính quyền địa phương hay các cơ quan có liên quan cũng không tìm được manh mối, bởi vì bà không ngờ rằng con trai của mình đã đi đến nước Úc xa xôi.

Trong tháng Saroo bị mất tích, anh trai của anh đã gặp một vụ tai nạn trong khi làm việc mà thiệt mạng, mẹ anh phải đối mặt với hai sự mất mát quá lớn, vô cùng đau khổ. Nhưng phép lạ xảy ra, Saroo đã trở về.

Rơi nước mắt câu chuyện bé trai 4 tuổi mất tích bỗng quay về thần kỳ sau 25 năm

Saroo nói tìm đường về nhà tuy gian khổ nhưng nhưng niềm tin giúp anh không từ bỏ, “Điều này giống như mò kim đáy biển nhưng bạn biết cây kim này thực sự tồn tại và tất cả mọi thứ có ở trong đó.” Bây giờ, anh không chỉ sắp được đoàn tụ cùng gia đình mà mỗi tháng còn gửi tiền về cho mẹ, để mẹ anh đỡ vất vả, có thể an nhàn hưởng thụ nửa cuộc đời về sau.

Đây không phải là vụ trẻ mất tích ly kỳ từng được xảy ra, ngày 23 tháng 8 năm 1912, cả gia đình nhà Dunbar gồm 4 người là ông Percy, bà Lessie Dunbar, cậu bé Bobby Dunbar (4 tuổi) và em trai Alonzo cùng đi dã ngoại ở hồ Swayze thuộc bang Louisiana (Mỹ), khu vực này cách nhà ở của họ khoảng 40km.

Thế nhưng, đó sẽ là chuyến dã ngoại thật vui vẻ nếu như cậu bé Bobby Dunbar không đột ngột biến mất.

Ông bà Percy và Lessie Dunbar tìm kiếm khắp khu vực xung quanh hồ nước mà không thấy bóng dáng con trai nhỏ đâu, họ buộc phải nhờ đến sự trợ giúp của cảnh sát.
Cậu bé Bobby Dunbar (4 tuổi) bị mất tích vào năm 1912 khi đang đi dã ngoại cùng gia đình gần một hồ nước đầy cá sấu cách Opelousas, bang Louisiana (Mỹ) khoảng 40km.

Ban đầu, cảnh sát địa phương dồn toàn lực tìm kiếm nhưng không thấy dấu vết nên cảnh sát bang Louisiana phải "bới tung" mọi ngóc ngách của tiểu bang này lên, vậy mà mọi nỗ lực đều thất bại.

Đến nỗi, họ còn mổ bụng một loạt cá sấu ở hồ Swayze với nghi ngờ có thể cậu bé đã bị nuốt chửng, kết quả là vẫn không thấy tung tích của Bobby Dunbar.

Manh mối duy nhất để lại là một dấu chân trần dẫn ra khỏi đầm lầy hướng tới đường ray xe lửa, có người nhìn thấy một người đàn ông ẩn náu trong khu vực đó. Cảnh sát kết luận rằng rất có thể Bobby Dunbar đã bị bắt cóc.

Chính quyền Opelousas, nơi cậu bé sinh sống, treo thưởng 1 nghìn USD cho ai tìm ra tung tích của Bobby nhưng kết quả vẫn là những cái lắc đầu. Khoảng 4.600 người Opelousas được hỏi đều nói không hề có thông tin gì về cậu bé.

Khi hy vọng tưởng chừng đã bị dập tắt thì 8 tháng sau đó, cảnh sát nhận được tin về một cậu bé có dáng vẻ bề ngoài được miêu tả là rất giống Bobby Dunbar ở bang Mississippi.

Rơi nước mắt câu chuyện bé trai 4 tuổi mất tích bỗng quay về thần kỳ sau 25 năm

Cậu bé được nhìn thấy đi cùng người đàn ông tên William Cantwell Walters, có sở thích đi du lịch.

Khi cảnh sát tìm đến, William nói rằng cậu bé không phải là Bobby Dunbar mà họ muốn tìm. Cậu bé ấy là Charles Bruce Anderson, đứa con trai ngoài giá thú của anh trai anh ta và người giúp việc tên Julia Anderson.

William cho biết vì mẹ của cậu bé phải đi tìm việc nên nhờ anh trông con giúp. Nhiều cư dân trong thị trấn làm chứng cho William rằng lời khai của anh ta hoàn toàn đúng nhưng cảnh sát vẫn kiên quyết bắt giữ William và đưa cậu bé về đồn.

Điều người ta thắc mắc là nếu như cậu bé đó không phải Bobby Dunbar thì cuộc hội ngộ với gia đình Dunbar diễn ra như thế nào. Theo tin tức từ một tờ báo thì cuộc đoàn tụ diễn ra vui vẻ, cậu bé ngay lập tức hét lên tiếng "Mẹ" khi nhìn thấy bà Lessie.

Thế nhưng, một số tờ tin tức khác lại miêu tả rằng cả bà Lessie và ông Percy Dunbar đều do dự không biết có phải Bobby không, còn cậu bé thì không nhận ra bố mẹ và từ chối thừa nhận khi được gọi là Bobby hay Robert, cậu bé cũng không nhận ra em trai của mình, Alonzo.

Tuy nhiên, vào ngay hôm sau, khi bà Lessie đưa cậu bé về và tắm rửa thì bà đã khẳng định chắc nịch rằng đó là con trai mình với những nốt ruồi và sẹo trên cơ thể. Vậy là cảnh sát cho phép ông bà Dunbar nhận lại con.

Đúng lúc đó, bà Julia Anderson cũng xuất hiện và khẳng định rằng cậu bé đó là Charles Bruce Anderson, là con trai của mình.

Bà Julia kể rằng bà phải gửi con cho William trông giữ để đi tìm kiếm việc làm trong vài ngày nhưng chính bà cũng không ngờ vài tháng trôi qua mà vẫn chưa tìm được công việc ổn định.
Cảnh sát buộc phải gọi gia đình Dunbar đến đồn để bà Julia xác nhận lại nhưng vì nhiều tháng liền chưa gặp con nên bản thân bà cũng không chắc chắn.

Đến ngày hôm sau, bà Julia quay trở lại và khẳng định rằng đó là con mình nhưng lúc này thì còn ai tin lời bà nữa khi mà cậu bé đang "rất ổn" ở gia đình Dunbar và rõ ràng ngày hôm trước bà vẫn do dự khi nhìn thấy con.

Cũng vì cái nghèo mà Julia không thể gửi đơn lên tòa án để đòi lại con, trong khi gia đình Dunbar lại rất giàu có, vậy là bà Dunbar đành trở về nhà của mình ở Bắc Carolina, để lại cậu bé sống với gia đình Dunbar.

V.A (T/H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 son môi hot nhất thu đông năm nay nàng nào cũng nên ‘rinh’ ngay