Những dị tật bẩm sinh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và cách chữa trị

Nguyễn Mai 2015-07-23 16:00
- Các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ rất đa dạng và có diễn biến phức tạp. Tìm hiểu về vấn đề này sẽ giúp các mẹ chủ động phòng ngừa và chữa trị dị tật bẩm sinh cho con mình kịp thời.
Một số em bé sinh ra mang những dị tật không mong muốn. Chúng là kết quả của các vấn đề trong quá trình mang thai của mẹ. Hơn một nửa các nguyên nhân của các dị tật bẩm sinh vẫn chưa có lời giải đáp. Dưới đây là những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất mà các bà bầu, các bà mẹ mới sinh con cần biết và tìm cách chữa trị sớm.
Khi bị dị tật bẩm sinh này, trẻ có một vết sưng ở một phần cột sống. Tình trạng này có thể khiến 2 chân (1 phần hoặc toàn bộ) bị liệt và trẻ bị mất khả năng kiểm soát bàng quang. Trong một số trường hợp, nước có thể bị giữ trong não gây ra tình trạng não úng thủy. Phẫu thuật là biện pháp hiệu quả nhất để chữa trị tật nứt đốt sống.
Những dị tật bẩm sinh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và cách chữa trị
2. Thoát vị rốn
Thoát vị rốn là tình trạng các bộ phận của hệ tiêu hóa nằm ngoài khoang bụng. Điều này là do khu vực quanh rốn của trẻ bị yếu. Thông thường, các trường hợp thoát vị rốn có thể tự khỏi. Nếu không, trẻ sẽ phải làm phẫu thuật.
3. Bệnh hồng cầu hình liềm
Đây là một bệnh di truyền thường được tìm thấy ở những người Tây Phi hoặc châu Phi, gốc Caribbean. Các hemoglobin trong các hồng cầu bị phân hủy với tốc độ nhanh hơn so với mức bình thường. Các hemoglobin đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến các bộ phận cơ thể. Tình trạng hemoglobin bị giảm gây ra thiếu máu và khối mạch máu ở tay, chân và bụng trẻ. Khi tình trạng này xảy ra, trẻ phải điều trị bằng thuốc giảm đau trong một vài ngày.
Những dị tật bẩm sinh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và cách chữa trị
4. Bệnh xơ nang
Đây cũng là một căn bệnh di truyền, trong đó các mô bên trong cơ thể sản xuất chất dịch nhầy dày bất thường. Các cơ quan bị ảnh hưởng bao gồm phổi, ruột và tuyến tụy. Nếu phổi bị ảnh hưởng, các ống dẫn khí bị chặn và gây nhiễm trùng. Trẻ mắc bệnh xơ nang thường không có khả năng tiêu hóa hoàn toàn thức ăn, phân có mùi rất nặng và táo bón. Cân nặng của trẻ cũng không đạt yêu cầu. Hiện nay, vẫn không có thuốc chữa cho dị tật bẩm sinh này. Nhưng nếu được phát hiện sớm, tổn thương phổi có thể được giảm. Trẻ có thể phải dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng vùng ngực và dùng vật lý trị liệu để loại bỏ lớp dịch nhầy dày trong người.
5. Bệnh celiac
Trẻ nhỏ mắc bệnh celiac thường có ruột phản ứng mạnh mẽ với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mỳ. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị mắc bệnh này có thể bị tiêu chảy, sút cân, cân nặng không đạt yêu cầu. Bệnh có thể được phát hiện bằng cách xét nghiệm máu. Sau khi biết chính xác căn bệnh này, trẻ có thể phải loại bỏ tất cả các thực phẩm chứa gluten trong các bữa ăn. Nếu tình trạng được khắc phục, trẻ sẽ tăng cân lại bình thường.
6. Bàn chân vẹo
Bàn chân vẹo là một trong những dị tật bẩm sinh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể có bàn chân vẹo vào trong hoặc hướng ra ngoài. Phẫu thuật là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp chân đạt được hình dạng giống như bình thường.
Những dị tật bẩm sinh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và cách chữa trị
7. Sứt môi
Sứt môi và hở hàm ếch thường đi kèm với nhau. Trẻ nhỏ bị mắc bệnh này thường gặp khó khăn trong việc bú mớm. Phẫu thuật thẩm mỹ là cách tốt nhất để khắc phục loại dị tật này.
8. Trật khớp háng bẩm sinh
Trẻ sơ sinh cần phải được kiểm tra căn bệnh này ngay sau khi sinh cho đến khi 8 tuần tuổi. Nếu không được phát hiện, việc đi lại sẽ là vấn đề của trẻ sau này. Nếu được chẩn đoán bị trật khớp háng bẩm sinh, trẻ sẽ phải đeo nẹp trong một thời gian. Hầu hết các trường hợp sẽ được chữa khỏi mà không cần phẫu thuật. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn đối với các bé gái và trẻ sinh ngược.
9. Bệnh bại não
Đúng như tên gọi của bệnh, khi bị mắc bệnh này, các bộ phận điều khiển chuyển động cơ thể của não bị hỏng. Bệnh có thể xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh hoặc trong 2 năm đầu tiên của trẻ. Trong một số trường hợp, bệnh không thể được phát hiện ngay sau khi sinh mà càng về sau, bệnh mới có những biểu hiện rõ ràng. Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tổn thương não trẻ. Và các xét nghiệm chỉ có thể được thực hiện khi trẻ đủ 8 tuần tuổi.
Nguyễn MaiNguồn: MBC
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách làm pudding xoài tươi và 10 món từ xoài ngon chảy nước miếng