Những dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp trầm cảm sau sinh

2015-10-24 09:04
- Trầm cảm sau sinh ngày càng đe dọa cuộc sống của nhiều bà mẹ cũng như các em bé. Những dấu hiệu dưới đây cho thấy mẹ đang có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh rồi đấy!

Trầm cảm sau sinh là vấn đề cực kì nan giải, đôi khi vì áp lực cuộc sống, sự thay đổi hoóc-mon rồi vô vàn lý do khác khiến mẹ không thể kiểm soát nổi cảm xúc, suy nghĩ của mình. Người mẹ bị trầm cảm không những ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình mà còn khiến em bé mới sinh không được chăm sóc tốt, thậm chí trong trường hợp trầm cảm nặng, nhiều mẹ còn có thể hại con mình trong vô thức. Dễ mắc nhưng chữa bệnh không phải là việc đơn giản, vì thế mẹ và cả những ông bố cần tìm hiểu về vấn đề này để kịp thời khắc phục ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh.

1. Sau khi sinh, khẩu vị có nhiều thay đổi

Chuyên gia cho biết, mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh thường thay đổi khẩu vị, ăn không thấy ngon miệng. Có những món ăn vốn yêu thích từ ngày xưa nhưng vẫn không khiến họ có cảm giác thèm ăn.

2. Không thể sinh hoạt bình thường

Cuộc sống dường như đảo lộn đối với mẹ. Mọi thứ không đi theo quỹ đạo này trước (bao gồm ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc..), sự bất thường chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực ăn uống và giấc ngủ vào ban đêm. Nhiều người cho biết họ cảm thấy mệt mỏi, dễ nổi cáu hoặc thấy trống vắng. Có lẽ sự thay đổi này chủ yếu đến từ việc chăm sóc con mất nhiều sức lực, con hay khóc đêm, chồng và người thân thờ ơ,...

3. Ngày nào cũng buồn “rười rượi” hoặc lo lắng quá mức

Lần đầu tiên tiếp xúc với con mình, lần đầu tiên được làm mẹ, người mẹ trẻ chắc chắn sẽ thiếu thông tin về việc nuôi con như thế nào, vì vậy không tránh khỏi những lo âu, băn khoăn, từ đó dẫn đến trầm cảm.

4. Thường xuyên lo lắng vì những việc không đâu

Sau khi sinh, mẹ thường cảm thấy bất an, có một cảm giác nào đó rất khó để diễn tả bằng lời, mẹ thường trằn trọc, tỉnh dậy vào ban đêm và không thể ngủ tiếp được.

5. Suy nghĩ vô cùng tiêu cực

Bà mẹ có triệu chứng trầm cảm thường có thái độ tiêu cực đối với bản thân mình. Nếu như có chuyện gì xảy ra, họ thường coi toàn bộ tội lỗi trong chuyện đó là thuộc về mình, tự trách bản thân, có người trầm cảm nặng còn muốn tự sát để trả giá cho lỗi lầm.

Những dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp bị trầm cảm sau sinh

1. Thường xuyên giữ trạng thái im lặng, không có hứng thú gì với vạn vật xung quanh, không cảm thấy mình đủ sức lực để trở lại cuộc sống ngày xưa, không thể sắp xếp các công việc hàng ngày.

2. Hầu hết thời gian đều suy nghĩ đắn đo.

3. Có lúc muốn làm mình bị thương hoặc muốn đánh đập con. Khi người phụ nữ có dấu hiệu này, gia đình nên hết sức chú ý, quan tâm sát sao.

4. Thường xuyên mất ngủ, tâm trạng không tốt, hay u uất, sầu não.

5. Tất cả những dấu hiệu trên kéo dài hơn 2 tuần.

Đối sách tự khắc phục cho mẹ có dấu hiệu trầm cảm

Những dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp trầm cảm sau sinh

Cố gắng giữ cho tâm trí mình thanh thản, giữ hơi thở đều và bình tâm lại để vượt qua chứng trầm cảm sau sinh. (Ảnh minh họa)

1. Thích khóc

Biểu hiện: Cho dù gia đình không có chuyện gì xảy ra nhưng vẫn có thể chảy hai hàng nước mắt. Có lúc là bản thân tự ngồi nghĩ, có lúc thì bị người khác nói một câu gì đấy, thấy đau lòng và rơi lệ.

Đối sách: không nên tự miễn cưỡng bản thân, nếu như khóc có thể giúp bạn hồi phục, vậy hãy khóc thật to cho thỏa nỗi lòng.

2. Luôn cảm thấy phiền toái

Biểu hiện: Những việc nhỏ như có ai đó đến vào giờ ngủ trưa cũng có thể khiến bạn nổi giận lôi đình. Có thể sự ra đời của đứa nhỏ đã làm nhiều thứ trong gia đình thay đổi và bạn bị áp lực với điều đó, thường xuyên tìm cách xả stress bằng cách tìm ai đó để cãi vã.

Đối sách: Hãy dành một ít thời gian để học thiền, yoga, cố gắng giữ cho tâm trí mình thanh thản, giữ hơi thở đều và bình tâm lại.

3. Cảm thấy nhiều thứ cần lo lắng

Biểu hiện: Lần đầu tiên làm mẹ, lần đầu tiên phải chăm sóc một đứa trẻ từ lúc lọt lòng khiến bạn bị bối rối và có những lo lắng hơi thái quá.

Đối sách: hãy tin tưởng vào khả năng thích nghi và lớn lên của trẻ, đồng thời bạn có thể tham khảo ý kiến từ sách báo, những người mình tin tưởng nhất để có thể lựa chọn ra cách chăm sóc con phù hợp. Tốt nhất vẫn nên nuôi dưỡng sự gần gũi giữa mẹ và con, chịu khó cho con bú để con có thể gia tăng sức đề kháng.

4. Khép mình

Biểu hiện: Gia đình có thêm một đứa nhỏ, sự tự do của bạn cũng giảm đi ít nhiều do làm gì cũng phải nghĩ tới nó. Nếu như bạn tuân theo quan niệm truyền thống về việc ở cữ, đa số thời gian đều ở trong nhà, tự nhiên bạn cũng sẽ cảm thấy buồn chán và khép mình hơn. Bạn trở nên vô cảm với những gì xảy ra xung quanh.

Đối sách: hãy thường xuyên nói chuyện với người trong nhà, nếu có khó khăn đừng ngại nhờ họ giúp đỡ. Bạn vẫn có thể ra ngoài đi bộ cho thoải mái, chỉ cần nhớ giữ ấm và hoạt động thật nhẹ nhàng.

5. Có xu hướng ngược đãi

Biểu hiện: Đôi khi bạn cảm thấy bực tức, không lối thoát khi phải đối diện với đứa trẻ khóc oe oe cả ngày. Cơn bực bội này khiến cho bạn có xu hướng bạo lực, muốn đánh đập đứa trẻ, điều này thực sự sẽ làm tổn hại tới tinh thần của con.

Đối sách: Hãy dùng lời nói thay vì hành động, tuy trẻ còn nhỏ nhưng càng nói chuyện nhiều, trẻ sẽ càng cảm nhận được cảm xúc của mẹ. Thời gian đầu nuôi con bao giờ cũng rất khó khăn, hãy tìm cách giải tỏa thay vì đánh đứa trẻ, điều đó sẽ có hại cho cả hai mẹ con.

Trầm cảm sau sinh rất dễ mắc nhưng lại khó chữa, vì thế để đảm bảo cho bé yêu được lớn lên trong môi trường tốt nhất, mẹ và cả các ông bố cũng cần quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ vợ để không mắc phải chứng bệnh tai hại này.

Xem thêm

Làm đẹp sau sinh

Giam can sau sinh

Tuyết Trang (Dịch từ mama, PcBay)
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thường xuyên tập 5 bài tập này, sau 20 tuổi vẫn có thể cao thêm