Nguyên nhân bất ngờ khiến thai nhi chậm phát triển, 99% mẹ Việt đang phạm phải mà không hay biết

Thiên Khuê 2019-01-13 11:16
- Rất nhiều nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển, có thể từ mẹ hoặc từ bản thân em bé. Hiểu đúng và tìm ra được nguồn gốc của nó mới giúp bạn khắc phục đúng cách và cải thiện sức khỏe của thai nhi.

Thế nào là thai nhi chậm phát triển?

Tình trạng này chỉ thể trọng của thai nhi thấp hơn khoảng 10% so với thể trọng bình quân của những thai nhi cùng tuổi thai, hoặc kém hơn 2 lần so với chỉ số tiêu chuẩn. Chẳng hạn nếu thai nhi đã được 37 tuần mà thể trọng thấp hơn 2.5kg thì bị xếp vào trường hợp thai nhi phát triển chậm.

Nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển mà mẹ cần biết để khắc phục

Chính vì vậy, các bác sĩ luôn đề nghị mẹ bầu làm các cuộc kiểm tra, xét nghiệm đầy đủ, nhất là với nhóm người có nguy cơ cao thì càng nên chú trọng việc này. Sớm phát hiện các bệnh trong thai kỳ hoặc những bất thường từ thai nhi sẽ giúp bạn kịp thời can thiệp bằng y khoa để cải thiện tình hình.

Nguyên nhân nào khiến thai nhi chậm phát triển?

Nguyên nhân từ người mẹ

Cân nặng của thai nhi bị yếu kém hoặc khác thường có thể có liên quan đến thể trọng trước khi mang thai của mẹ, hoặc độ tuổi và cả số lần mang thai. Nếu trước khi có em bé, cân nặng của mẹ dưới 54kg mà trong thai kỳ, cân nặng trở nên quá tăng hay quá giảm đều làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển mà mẹ cần biết để khắc phục

Dinh dưỡng của mẹ bầu không tốt cũng dễ ảnh hưởng đến em bé. Đặc biệt là protein và năng lượng không đủ hoặc khí huyết thấp, mắc các bệnh thai kỳ như thận, thiếu máu, tim mạch, cao huyết áp, bệnh về nội tiết hay miễn dịch v.v… cũng làm giảm chức năng vận chuyển máu cho tử cung và bào thai, dẫn đến thai nhi cũng không đủ dinh dưỡng.

Bà bầu có thói quen hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc bừa bãi hoặc tâm trạng kém trong thai kỳ cũng là các nguyên nhân dẫn đến thai nhi mất đi cơ hội phát triển tốt.

Nguyên nhân từ thai nhi

Nếu thai nhi mắc phải các bệnh di truyền hoặc từ nhiễm sắc thể thì hiện tượng chậm phát triển trong tử cung sẽ xuất hiện càng sớm. Ngoài ra, nếu mẹ mang thai đôi hoặc hơn thì cũng là một trong những nhân tố có thể ảnh hưởng khả năng phát triển tối ưu của mỗi bào thai.

Nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển mà mẹ cần biết để khắc phục

Không những vậy, nguyên nhân của tình trạng này cũng có thể do dây rốn quá dài, quá nhỏ, bị thắt vào nhau v.v… cũng dẫn đến thai nhi thiếu dinh dưỡng.

Phòng ngừa và xử lý thế nào khi thai nhi chậm phát triển?

Trong suốt thời gian mang bầu, mẹ cần đảm bảo làm kiểm tra đầy đủ và đúng thời gian quy định để có thể sớm phát hiện bệnh tật ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Nếu được can thiệp sớm thì thai nhi cũng đủ thời gian để tiếp nhận điều trị hơn.

Dù là thói quen từ trước nhưng vì sức khỏe của em bé, tốt nhất khi bạn có kế hoạch có con thì nên quyết tâm “cai” những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ăn uống không khoa học v.v… Việc này cần phải thực hiện trước cả khi bạn muốn có thai để đảm bảo tốt cho cả mẹ và bé sau này.

Nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển mà mẹ cần biết để khắc phục

Khi mang thai, mẹ có thể chọn tư thế nằm nghiêng bên trái để tạo điều kiện cho máu lưu thông tốt đến tử cung. Ngoài ra, việc cân bằng dinh dưỡng và duy trì cân nặng hợp lý trong thai kỳ cũng rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của em bé.

Đồng thời, bên cạnh vấn đề dinh dưỡng thì tinh thần của người mẹ cũng đặc biệt ảnh hưởng đến thai nhi. Người chồng và các thành viên trong gia đình nên tích cực chia sẻ, đỡ đần những khó khăn, vất vả đối với bà bầu. Bản thân mẹ cũng nên học cách giải tỏa căng thẳng, áp lực để giữ tâm trạng vui tươi, thoải mái, tạo điều kiện tốt nhất cho em bé phát triển trong bụng.

Thiên Khuê

Nguồn: Sohu, Pcbaby

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư phổi, nhiều người không ngờ đến