Thai nhi sẽ phản ứng như thế nào khi mẹ tức giận?
Tin liên quan
Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, em bé có phản ứng thế nào khi mẹ tức giận?
Giai đoạn đầu thai kỳ: Thai nhi ngừng phát triển
Ở thời kỳ này, tuy sự phát triển của thai nhi không lớn nhưng nếu mẹ không giữ tâm trạng vui tươi, thoải mái mà thường xuyên bực dọc sẽ rất dễ ảnh hưởng đến bé. Mức độ tăng trưởng của thai nhi có thể bị “khựng” lại, thậm chí là sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu nên học cách giải tỏa căng thẳng, duy trì tinh thần nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Giai đoạn giữa thai kỳ: Thai động liên tục
Khoảng từ tháng thứ 4 của thai kỳ thì mẹ đã cảm nhận được hiện tượng thai động khá rõ rệt. Cũng chính vì vậy, nếu mẹ vì lý do gì đó mà luôn áp lực, tức giận, cãi vã với chồng thì em bé trong bụng cũng sẽ không thể “yên tĩnh” được. Bé dùng cách “động” nhiều, mạnh mẽ như một cách phản đối lại.
Khi mẹ buồn bực, thai nhi cũng sẽ cảm nhận được tâm trạng này và bị ảnh hưởng theo. Bé có xu hướng “ngỗ nghịch” trong bụng mẹ để biểu đạt sự “bất mãn” của mình.
Giai đoạn cuối thai kỳ: Thai nhi dễ bị sinh non
Cuối thai kỳ là thời gian càng có nhiều nguy hiểm hơn, đòi hỏi mẹ phải thật thận trọng, đặc biệt là giữ cho tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng để giúp cuộc vượt cạn sắp tới thuận lợi hơn.
Nếu thời điểm này mà mẹ lại khiến tâm trạng không ổn định thì cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Ngoài ra, các chức năng trong cơ thể mẹ cũng bị thay đổi theo hướng tiêu cực, dễ làm mẹ sinh non, gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.
Trong bụng mẹ, thai nhi còn biết thể hiện những động tác nào khác?
Bé biết tức giận
Khi mẹ bị áp lực và căng thẳng, nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ lấy đi một lượng lớn Noradrenaline, khiến cho thai nhi bị thiếu oxi. Điều này làm em bé sẽ cảm thấy khó chịu, sợ hãi và bất an nên cũng sinh ra phản ứng giận dữ theo cách của mình.
Bé biết sờ mặt
Khi cảm thấy lo lắng, thiếu cảm giác an toàn thì em bé sẽ có hành động dùng tay trái sờ sờ vào mặt của mình. Hiện tượng này đã được các chuyên gia sức khỏe nghiên cứu, chứng minh. Một điều thú vị là bé chỉ dùng tay trái và không đổi tay!
Bé biết khóc
Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ tiếp nhận âm thanh ở tần số quá lớn sẽ khiến em bé trong bụng “khóc nhè” vì sóng âm có thể truyền đến tai bé với tần số càng lớn hơn.
Bé biết ngáp
Theo y học, hiện tượng thai nhi biết ngáp chỉ xảy ra khi môi trường bên trong tử cung lý tưởng cho bé. Nếu như bé bị thiếu oxi thì sẽ không có động tác này. Mỗi ngày thai nhi có thể ngáp từ 3 – 5 lần.
Bé biết cười
Điều này khá phổ biến khi gương mặt mỉm cười của thai nhi được hiển thị trên màn hình siêu âm 4D. Cũng giống như biểu hiện tức giận, em bé cũng có cảm xúc vui vẻ, dễ chịu và cười chính là một cách bày tỏ sự thoải mái của mình.
Những chuyện mà em bé rất sợ mẹ làm trong thai kỳ
Mẹ bị sốt cao
Trong suốt thai kỳ, mẹ nên giữ gìn sức khỏe tốt nhất có thể để hạn chế nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là sốt cao khi mang bầu. Các nghiên cứu y học đã chứng minh khi mẹ bị sốt sẽ tổn hại đến não của bé ở một mức độ nhất định, gây trở ngại cho trí lực của bé, nghiêm trọng còn nguy hiểm đến tính mạng.
Mẹ tiếp xúc động vật
Yêu chó mèo hay động vật khác là sở thích tốt nhưng khi mang thai, mẹ nên hạn chế tiếp xúc những người bạn bốn chân này. Bởi vì nếu vật nuôi không được tiêm phòng và chăm sóc tốt sẽ dễ lây vi khuẩn và bệnh tật cho cả mẹ lẫn bé, nhất là có thể khiến thai nhi bị dị dạng.
Mẹ tâm trạng không tốt
Vấn đề này đã nhắc ở trên, tâm trạng tiêu cực từ mẹ bầu hoàn toàn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của em bé trong bụng. Vì vậy, mẹ và những người thân trong gia đình nên cố gắng giữ cho không khí luôn hòa thuận, vui tươi.
Mẹ ăn uống thiếu khoa học
Do thay đổi trong thai kỳ, nhiều mẹ ăn uống mất cân bằng khiến tình trạng dinh dưỡng cái thừa, cái thiếu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Nếu tình hình nghiêm trọng còn có nguy cơ gây sảy thai.
Thiên Khuê
Nguồn: Sina, Sohu, Kknews
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất