Năm Tuất, con bị chó cắn, mẹ phải làm gì?

Châu Anh 2018-03-01 13:00
- Nếu chẳng may bị chó dại cắn, nếu mẹ không tiêm phòng, bé có thể bị phát bệnh dại, đe dọa đến tính mạng.

Mới đây, một bà mẹ bày tỏ sự băn khoăn trên mạng xã hội về việc con mình chẳng may bị cho cắn, tuy nhiên, người này không biết có nên cho con tiêm vắc xin phòng dại hay không. Lý do mà bà mẹ này đưa ra là: “Mình lo ngại vắc xin phòng bệnh dại có tác dụng phụ, ảnh hưởng đến cơ thể của bé”.

Năm Tuất, con bị chó cắn, mẹ phải làm gì?

Chia sẻ của bà mẹ bỉm sữa thu hút sự quan tâm trên MXH.

Ngay lập tức, chia sẻ trên đã nhận được nhiều sự quan tâm của các bà mẹ, vì chó, mèo là những con vật nuôi trong gia đình và có thể cắn bé bất cứ lúc nào. Nhiều bà mẹ cũng băn khoăn không biết, những vết cắn, xước nhỏ do chó mèo có lây bệnh dại – một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm cho bé hay không.

Trả lời về vấn đề này, ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cho biết: “Người bị chó dại cắn, nếu không tiêm phòng có thể bị phát bệnh dại. Từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dại trung bình 3-6 tháng, có ít trường hợp phát bệnh sớm hơn hoặc cá biệt có những ca sau vài năm mới phát bệnh. Nếu đã phát bệnh thì tỷ lệ tử vong là 100%, do đó, bệnh dại được xác định là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm”.

Trên thực tế, chó, mèo là vật nuôi khá quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình. Nguy cơ bị chó, mèo cắn hoàn toàn có thể xảy ra đối với cả người lớn và trẻ nhỏ trong khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chúng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người qua vết cắn, virut theo dây thần kinh lên não với vận tốc khoảng 3mm/giờ, gây tổn thương thần kinh trung ương. Virut nhân lên trong não, rồi di chuyển theo thần kinh đến các cơ quan như tuyến nước bọt, thận, phổi, tim, gan...

Năm Tuất, con bị chó cắn, mẹ phải làm gì?

Cận cảnh vết chó cắn bé.

Ở tuyến nước bọt, virut nhân lên số lượng lớn, tạo ra nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất. Kể từ ngày virut vào cơ thể người, thời gian ủ bệnh rất thay đổi từ 1 tuần đến trên 1 năm, trung bình 1 - 2 tháng, phụ thuộc vào số lượng virut, khoảng cách từ vết cắn đến thần kinh trung ương. Thực tế cho thấy: tỷ lệ phát bệnh dại và tử vong cao nhất từ vết cắn ở mặt, trung bình ở tay, thấp hơn là ở chân.

Theo các chuyên gia y tế, khi bị chó mèo cắn, có 2 việc cần làm là điều trị vết cắn và tiêm thuốc phòng bệnh dại. BS Nguyễn Thành Khẩn (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115) cho biết: “Ngay sau khi bị chó cắn, bạn phải rửa, dội thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng. Tiếp theo, rửa lại vết thương bằng nước lọc và lau khô sát khuẩn vết thương bằng các thuốc sẵn có như: cồn iod, nước oxy già, nước muối sinh lý. Nhưng không nên khâu vết thương sớm, trừ vết thương ở mặt. Đồng thời, các mẹ cần Cần tiêm phòng huyết thanh kháng uốn ván và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn vết thương cho bé”.

BS Khẩn cũng cho biết, nhiều trường hợp ở các địa phương, do thiếu hiểu biết, nhiều bà mẹ đã không cho con đi tiêm phòng, vì thế đã phải nhận hậu quả đáng tiếc.

Trường hợp con vật cắn bạn vẫn sống khỏe mạnh, cần nhốt nó để theo dõi nó trong vòng 10 ngày. Nếu con vật vẫn khỏe sau 10 ngày thì bạn không cần tiêm vắc xin. Trái lại,trong thời gian theo dõi đó, nếu thấy nó bị ốm hoặc thay đổi tính tình thì bạn cần đi tiêm vắc xin ngay.  Hiện nay, tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, đều có thể tiếp nhận bệnh nhân đến tiêm phòng bệnh dại”, BS Khẩn cho biết.

Năm Tuất, con bị chó cắn, mẹ phải làm gì?

Cần theo dõi để tiêm phòng kịp thời cho bé.

Về lo lắng của các bà mẹ về việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại có thể gây các tác dụng phụ, khiến trẻ mệt, các chuyên gia đều phủ nhận và cho rằng, hiện nay có hai loại vắc xin: Nhập ngoại và sản xuất trong nước. Vắc xin nhập ngoại thì chi phí tương đối đắt tuy nhiên độ an toàn rất cao. Đối với vắc xin Fuenzalida - sản xuất trong nước có thể có một số phản ứng tại chỗ tiêm như: ngứa, xưng tấy đỏ tại nơi tiêm…thường vài ngày sau đó sẽ hết. “Đối với bé có cơ địa dị ứng, trường hợp nặng có thể gây viêm tủy dị ứng, viêm não thường xảy ra sau mũi tiêm thứ ba trở đi. Tuy nhiên, tỷ lệ người có phản ứng nặng ít xảy ra, khoảng 1-2 phần vạn. Loại vắc xin này có ưu điểm lớn nhất là giá thành thấp và phải tiêm theo chỉ định của bác sĩ”, BS Khẩn cho biết.

Đặc biệt, trong mọi trường hợp khi bị chó dại cắn tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam, dễ dẫn đến trì hoãn tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại, khiến bệnh nhân tử vong.

Châu Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bắt trend với gam màu xanh quả bơ hot hit nhất hè 2021, vừa xinh vừa cực kỳ dịu mát