8 thói quen dễ khiến thai nhi CHẾT LƯU khi còn đang trong bụng mẹ
Tin liên quan
Các mẹ biết không, lúc đó, em có thai được 9 tuần rồi, một buổi sáng thức dậy đi vệ sinh thấy vùng kín ra dịch màu sẫm, bụng hơi nhói, ngực sưng, căng nhức kèm theo cảm giác chán ăn, buồn nôn, hơi thở có mùi, toàn thân mệt mỏi. Biết có chuyện chẳng lành bèn bảo chồng xin nghỉ làm một hôm đưa vợ đi khám. Trong phòng siêu âm, bác sĩ thông báo một tin khiến vợ chồng em chết sững: “Thai nhi đã chết lưu gần 4 ngày rồi phải tiến hành hút lấy thai ra ngoài”. Em nhớ lúc đó mình đã ôm mặt khóc nức nở, cảm giác như mọi thứ tốt đẹp trên thế giới này đều quay lưng ra đi. Chồng em đã phải một mình chạy vạy, lo lắng mọi thủ tục cần thiết để bác sĩ can thiệp lấy thai ra ngoài vì càng để lâu thai nhi phân hủy càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Đầu óc em mơ màng chẳng còn ý thức, chẳng còn biết đau gì nữa. Sau khi hút xong, em được đẩy về phòng hậu sản nằm chung với các mẹ vừa mới sinh con. Nhìn người ta có con yêu bên cạnh ôm ấp, bú mớm các kiểu, em lại chạnh lòng. Chồng em sợ vợ nghĩ quẩn nên túc trực bên cạnh để chăm sóc và an ủi các kiểu. 3 ngày nằm viện đó là quãng thời gian dài dằng dặc và đáng sợ nhất trong cuộc đời hai vợ chồng em.
Ngày em xuất viện, hai vợ chồng có đến gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn. Tụi em hỏi nguyên nhân gì khiến con em bị chết lưu thì được biết là có 3 nguyên nhân. Một là do mẹ, hai do thai nhi, ba do các thành phần phụ của thai nhi gây ra.
Nếu là những nguyên nhân khách quan thì không thể nào tránh khỏi rồi. Còn nếu là chủ quan do mẹ thì thật là đáng trách quá đỗi. Để tránh không đi vào vết xe đổ này một lần nào nữa, em đã cẩn thận hỏi bác sĩ và ghi chép cụ thể, kĩ lưỡng ra giấy những nguyên nhân chủ quan phổ biến nhất khiến mẹ bầu lâm phải tình trạng thai lưu như sau:
- Mẹ bầu tuổi đã cao còn sinh con:
Mẹ cao tuổi mà có thai thì phôi dễ mắc phải tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể. Hậu quả của tình trạng này là thai nhi bị dị tật có thể chết lưu hoặc sinh ra không được lành lặn, mắc bệnh hiểm nghèo… Các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên sinh con trước 35 tuổi là an toàn nhất.
- Mẹ làm quá nhiều việc nặng nhọc:
Mẹ làm nhiều việc nặng nhọc dễ gây bóc tách nhau thai. Hơn nữa, mẹ bị cạn kiệt sức lực nên ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxi, dinh dưỡng từ dây rốn và nhau thai đến thai nhi. Vì lý do này mà con không được cung cấp đầy đủ chất nên ngừng phát triển.
- Mẹ ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng:
Mẹ bầu béo phì còn ham đồ ăn chế biến sẵn, nước trái cây đóng chai, những thực phẩm chiên rán, nhiều đường, nhiều dầu mỡ làm tăng cân nhanh hơn. Mà theo các số liệu thống kê khoa học thì những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị sẩy thai, thai lưu cao hơn người bình thường. Mặt khác, các loại thực phẩm không lành mạnh kể trên còn chứa nhiều chất bảo quản, đường hóa học, màu thực phẩm cực kỳ có hại cho sự hình thành và phát triển phôi thai. Cần ăn uống, tẩm bổ đầy đủ dinh dưỡng để cả mẹ và con đều phát triển khỏe mạnh.
- Mẹ bầu uống quá nhiều canxi trong thai kỳ:
Canxi rất cần thiết cho việc hình thành và phát triển xương răng của bé. Tuy nhiên nếu mẹ bị dư thừa chất này thì nhau thai dễ bị vôi hóa, lão hóa cản trở oxi và chất dinh dưỡng đi vào thai nhi. Con thiếu nguồn cung cấp cần thiết sẽ bị suy dinh dưỡng, chết dần chết mòn rồi ngừng phát triển luôn.
- Mẹ bầu lười uống nước:
Nước ối rất cần thiết cho thai nhi. Là môi trường cung cấp dinh dưỡng và bao bọc, bảo vệ thai nhi khỏi các tác hại từ bên ngoài. Nếu thiếu ối, ối đục, con trong bụng sẽ bị ngạt, nhiễm trùng, không còn được che chở, bảo vệ nữa nên rất dễ tử vong. Mẹ bầu nên thường xuyên uống nước để đảm bảo lượng ối cho thai nhi vừa đủ vừa trong sẽ tránh khỏi các tai biến không đáng có.
- Mẹ bầu không bổ sung sắt, axit folic đầy đủ:
Mẹ bầu không bổ sung sắt dễ gây tình trạng choáng váng, thiếu máu. Còn nếu không bổ sung đủ axit folic thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Một trong những hậu quả của dị tật ống thần kinh đó là thai nhi bị khiếm khuyết nặng dẫn đến tình trạng thai lưu hoặc tử vong ngay sau khi sinh.
- Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc, hít thở ở môi trường độc hại, khói bụi:
Môi trường độc hại, khói bụi dễ khiến mẹ bị nhiễm độc thai kỳ. Nhiễm độc thai kỳ là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến thai bị chết lưu.
- Mẹ bầu mắc một số bệnh mà lại chủ quan, lười thăm khám bác sĩ:
Mẹ bầu bị bệnh huyết áp cao, lao phổi, bệnh tim, suy gan, thiếu máu, thiểu năng tuyến giáp, tiểu đường… nhưng lại chủ quan, ít thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ cũng là đối tượng có nguy cơ thai lưu cao. Ngoài ra, mẹ cũng cẩn thận với các bệnh nhiễm khuẩn và vi rút như: giang mai, quai bị, sốt xuất huyết… Tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ khi có ý định mang thai và chú ý giữ gìn sức khỏe thật tốt trong suốt thai kỳ.
Theo WTT
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất