Mẹo giúp trẻ kiềm chế những cơn cáu giận

2016-09-10 07:16
- Trẻ em thường không biết cách để tiết chế bản thân. Chính bố mẹ sẽ là người từng bước hướng cho trẻ học cách tự kiểm soát bản thân và kiềm chế các cơn cáu giận.

Những cơn cáu giận sữ khiến trẻ mất kiểm soát và ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của trẻ. Trẻ cáu giận sẽ khiến trẻ vướng vào nhiều rắc rối khi trẻ lớn lên. Vì vậy việc dạy cho trẻ kiềm chế những cơn cáu giận là điều bố mẹ nên làm.

Dưới đây là những mẹo giúp trẻ kiềm chế những cơn cáu giận:

1. Dạy trẻ về các trạng thái cảm xúc

Điều quan trọng đó là bố mẹ phải dành thời gian dạy cho trẻ cách nhận biết những cung bậc cảm xúc khác nhau như giận dữ, buồn bã và bực bội, cau có, nóng giận... Từ đó, bố mẹ dạy cho trẻ những điều cần làm khi những cảm xúc này thể hiện thái quá. Thực sự, trẻ sẽ cần nhiều thời gian để quen dần với những cách làm đó nhưng dần dần chúng sẽ tiến bộ thôi.

2. Giải thích cho trẻ về kỹ năng lắng nghe người khác

Có một sự khác biệt rất lớn giữa “nghe” và “lắng nghe” đối với trẻ. Bố mẹ cần dạy cho trẻ cách lắng nghe và ghi nhớ khi người khác nói. Nếu chúng ta dạy cho trẻ biết cách lắng nghe người khác nói, chúng sẽ khôn lớn và không dễ dàng cáu gắt khi giao tiếp.

3. Trang bị cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

Mẹo giúp trẻ kiềm chế những cơn cáu giận

Mẹo giúp trẻ kiềm chế những cơn cáu giận (Ảnh minh họa)

Một khi mà trẻ hiểu cảm giác của chúng là gì, thực sự biết cách lắng nghe từ người khác, bạn sẽ cần phải tiếp tục dạy chúng cách giải quyết những vấn đề chúng có thể gặp phải. Có nhiều phương pháp để dạy trẻ điều này, song đóng kịch là một trong những cách hiệu quả nhất.

Hãy cùng thảo luận với trẻ về những kịch bản “con sẽ làm gì nếu…” để trẻ phải suy nghĩ để đưa ra quyết định dù có thể kết cục là hay hay dở và hãy thảo luận về tất cả các tình huống xảy ra. Hãy cùng trẻ diễn theo những kịch bản này và chú ý xem trẻ có những cảm nhận gì sau từng kịch bản đó nhé.

Làm như vậy sẽ giúp trẻ hiểu rằng hành động của chúng có vai trò rất quan trọng trong các tình huống cụ thể mà chúng gặp.

4. Thảo luận với trẻ về cách kiểm soát cơn giận

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có lúc từng giận dữ. Cơn giận là một cảm xúc tự nhiên của con người vì thế mà chẳng có gì lạ nếu bạn bỗng dưng bốc hỏa cả. Tuy nhiên, sẽ có vấn đề lớn nếu cơn thịnh nộ ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh bạn.

Trẻ cần phải được trang bị về những điều chúng nên làm khi cảm thấy giận dữ giúp chúng có những quyết định tích cực, sáng suốt. Một vấn đề cần phải nhấn mạnh với trẻ đó là giận dữ thường là cảm xúc do những cảm xúc tiêu cực khác gây nên, ví dụ như sợ hãi, ghen tỵ, thất vọng hay cảm xúc bị bỏ rơi.

Hãy giúp trẻ vượt qua cơn giận dữ tột độ và chúng sẽ dần kiểm soát hành vi tốt hơn khi những cảm xúc tiêu cực bắt đầu nhen nhóm.

5. Đặt ra các quy tắc

Trẻ cần những giới hạn khi chúng lớn lên. Giống như người lớn, trẻ em cũng có những nghĩa vụ nhất định. Việc đặt ra các quy tắc để trẻ phải làm theo những quy tắc đó theo một chuẩn mực nhất định. Trẻ sẽ học được rằng mình nên làm gì và nên tránh làm gì.

Tuy nhiên, nếu chỉ đưa ra những quy tắc không thôi thì chưa đủ, ta cần phải giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu và thực hiện. Những trẻ hiểu rõ “tại sao” những hành động đó là không thể chấp nhận được sẽ ít phá luật.

Khi đã hiểu được các quy tắc, trẻ sẽ cố gắng học cách tiết chế bản thân.

6. Giúp trẻ kìm chế mong muốn đạt được điều mình thích ngay lập tức

Thực tế, thứ đáng giá nhất trong cuộc sống đó là thứ mà chúng ta mong đợi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí là hàng năm. Để đạt điểm cao trong một bài kiểm tra thì cần phải đổ công sức ôn luyện tới hàng tuần nhưng phần thưởng xứng đáng nhất không nằm ở điểm số, mà đó là cảm giác thành công và đạt được điều mình mong muốn.

Hãy giúp trẻ thấy điều này bằng cách lên lịch thời gian biểu cho trẻ để chúng có thể thấy được những tiến bộ, thay đổi theo thời gian. Sự trưởng thành của con trẻ thì không thể rõ ràng nhìn thấy được ngay tức khắc nhưng nó sẽ rất rõ ràng nếu được ghi lại bằng hình ảnh và được thảo luận hàng ngày.

Hãy cho trẻ thấy chúng đã khôn lớn ra sao bởi vì chúng đã tiến tới mục tiêu của mình, điều này sẽ khiến trẻ thấy hài lòng trong khi thực hiện một mục tiêu lâu dài.

7. Xây dựng các hành vi mẫu mực

Nếu bạn muốn trẻ không nổi cáu, bạn cũng phải thật bình tĩnh và tiết chế mọi lúc mọi nơi vì trẻ học những điều đầu tiên về thế giới thông qua việc quan sát từ bạn.

Nếu bạn nối cáu, trẻ sẽ nghĩ rằng đó là hành vi đúng khi cảm thấy thất vọng, chúng sẽ bắt chước điều đó ngay. Tuy nhiên, nếu bạn cứ bình tĩnh và đối mặt khi tình huống xấu leo thang, con của bạn cũng sẽ học theo.

Chẳng có vấn đề gì nếu bạn đã từng như thế khi chưa có con cả. Một khi có con, bạn phải thay đổi. Bạn cần nhớ rằng trẻ sẽ lớn lên giống như bạn và hành động chẳng khác gì bạn từng làm.

(Theo Trí thức trẻ)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 người đẹp Việt sở hữu khuôn mặt 'tỷ lệ vàng' khiến bao nhiều người ước ao