Mẹ cần xử lý thế nào khi đầu của trẻ nhỏ bị va chạm mạnh?

Thiên Khuê 2019-05-03 09:08
- Theo thời gian, trẻ sẽ ngày càng hiếu động, tò mò nên càng dễ bị thương tích do té ngã, va chạm. Đặc biệt, phần đầu của trẻ sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu bị va đập. Lúc này, mẹ phải xử lý thế nào cho thỏa đáng?

Trẻ dưới 2 tuổi khi bị va chạm vào đầu sẽ rất nguy hiểm

Bị thương ở đầu là một trong những sự cố khá phổ biến của trẻ nhỏ trong suốt quá trình trưởng thành. Mặc dù cẩn thận thế nào thì người lớn đôi khi cũng sẽ lơ là hoặc vô ý, chẳng hạn như cho trẻ nằm trên giường hay trên ghế sô pha mà không có vật chắn xung quanh, một vài phút rời đi đều có thể khiến trẻ rơi xuống đất do lật mình v.v…

Thông thường, khi trẻ được 4 tháng tuổi trở lên thì người lớn càng phải cẩn thận hơn, tuyệt đối không nên để trẻ một mình mà không có rào chắn kiên cố nào. Do giai đoạn này là lúc mà trẻ có thể lật, bò bất cứ lúc nào. Vì vậy, nếu không có ai trông chừng dù chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi cũng tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị té ngã và tổn thương.

Mẹ xử lý thế nào khi đầu của trẻ nhỏ bị va chạm phải?

Ngoài tay chân, các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng xấu thì phần đầu của trẻ càng quan trọng hơn. Nếu bị va đập và thương tổn có thể tác động không nhỏ đến sự phát triển khỏe mạnh của não bộ. Đồng thời nếu không kịp thời xử lý còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Nếu trẻ bị té từ trên cao và đập trúng đầu, trước hết người lớn cần chú ý đến độ tuổi của trẻ vì với trẻ dưới 2 tuổi thì nguy hiểm càng tăng cao. Do giai đoạn này, tỷ lệ nứt vỡ xương đầu của trẻ rất lớn, ngoài ra nếu bị xuất huyết bên trong não thì có thể do trẻ còn quá nhỏ mà không có biểu hiện rõ rệt, khó phát hiện sớm, dẫn đến nguy cơ cao hơn cho trẻ.

Khi trẻ bị thương ở đầu, bố mẹ nên làm gì để xử lý đúng cách?

Mẹ xử lý thế nào khi đầu của trẻ nhỏ bị va chạm phải?

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu bị ngã từ trên cao xuống thì bố mẹ phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Bởi vì lúc này cơ thể trẻ còn rất non yếu, bất cứ hành động xử lý không thỏa đáng nào cũng dễ gây hiểm hiểm cao hơn.

Về cái gọi là “độ cao” mà trẻ bị ngã xuống, va đập thì bao nhiêu mới gọi là cao? Thông thường khi độ cao khoảng 100 đến 150cm thì khả năng nứt vỡ hộp sọ của trẻ là khá lớn. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là khi trẻ bị té ngã từ độ cao dưới 100cm sẽ an toàn. Do đó mà bố mẹ càng phải thận trọng và nhanh chóng đưa ra giải pháp tốt nhất.

Ngoài ra, sau khi phần đầu bị tổn thương, người lớn càng nên quan sát biểu hiện của trẻ tiếp sau đó. Nếu trẻ có một trong những biểu hiện khác thường như không thể bú sữa, trẻ bị nôn mửa, đau đầu, khó ngủ, tay chân hoặc toàn thân run rẩy v.v… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, không được tự ý xử lý hay mua thuốc cho trẻ uống.

Mẹ xử lý thế nào khi đầu của trẻ nhỏ bị va chạm phải?

Mặc dù đa số tình huống sau khi bị té ngã, trẻ đều hoảng sợ và có thể xuất hiện vài cử chỉ khác thường. Nhưng nếu tình hình này kéo dài mà không nhanh chóng biến mất thì bố mẹ nên phán đoán rằng có thể trẻ đã bị tổn thương phần đầu hoặc một bộ phận nào đó trong cơ thể. Không những vậy, vị trí bị va đập ở đầu gây ra vết bầm hoặc sưng cũng cần phải chú ý. Nếu vị trí này nằm ở hai bên đầu và từ phần tai trở lên thì càng nguy hiểm.

Thiên Khuê

Nguồn: Epochtimes, Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 kiểu váy hè bạn nên sắm bởi không chỉ xinh mà còn chẳng sợ lỗi mốt