'Khi con dỗi, dỗi ngược lại là xong', mẹ 9X dạy con kiểu khó hiểu nhưng hoá ra lại hiệu quả và khoa học không tưởng

Lê Huyền 2020-09-14 06:00
- Chị Thuỳ Trang (23 tuổi, sống tại Hà Nội) cho biết, thoả hiệp hay cưng nựng con không phải là điều chị lựa chọn khi con dỗi.

Ban đầu khi nghe đến phương pháp dạy con này của chị Trang, gần như ai cũng cảm thấy khó hiểu và kì quặc. Thậm chí đến chồng chị cũng thắc mắc “Dạy con kiểu thế à? Thế mà là dạy à?”.

Tuy nhiên, chị chỉ đáp lại với câu hỏi: ”Thế anh thấy vấn đề thế nào?”. Bên canh đó, chị Trang cho biết, khi con dỗi, con đang gào thét, mình cần im lặng, mình bơ đi để con bình tĩnh lại nói chuyện, chứ không phải mình cũng gào lại con. Trước giờ chị vẫn làm vậy, nhưng lần này lại có sự mâu thuẫn.

“Khi con dỗi, dỗi ngược lại là xong”, mẹ 9X dạy con kiểu khó hiểu nhưng hoá ra lại hiệu quả và khoa học không tưởng

Chị Thuỳ Trang và bé Mon (Ảnh: NVCC)

Theo đó, bà mẹ trẻ lần lượt giải đáp cặn kẽ vấn đề như sau:

Đầu tiên phải phân biệt được thế nào là “Dỗi” và thế nào là “Ăn vạ”

“Dỗi là mặt lầm lì, không thèm nói chuyện, không thèm chơi với mọi người xung quanh... đó là sự im lặng chứ không phải gào thét. Nhưng ăn vạ là lăn ra gào khóc, thét lên, lăn lộn loạn nhà lên. Đó gọi là ăn vạ. Khi mẹ bảo mẹ “dỗi” con. Là mẹ im lặng và không nói chuyện với con. Chứ không phải là “gào thét” lại với con”, bà mẹ Hà thành bày tỏ.

Thứ 2, phải phân biệt được “Dỗi đúng” và “Dỗi sai”

Chị Trang cho biết, con dỗi đúng đó là khi mẹ làm sai. Ví dụ như, mẹ giật đồ chơi của con cho bạn mà không được sự đồng ý của con. Thì con dỗi, và con đúng.

Theo đó, việc mẹ cần làm là cho con một nút chờ. Lúc này mẹ không vội vàng xin lỗi con, hay giải thích bất cứ điều gì. Mà sẽ nhẹ nhàng quan tâm con bằng hành động. Ví dụ, ôm nhẹ lấy con, xoa đầu, chuẩn bị cho con một cốc nước hoa quả... Khi để ý thấy con đã nguôi cơn giận dỗi, mẹ mới ngồi xuống nói lời xin lỗi. “Mẹ xin lỗi con vì...., mẹ sẽ rút kinh nghiệm, con đừng buồn nữa".

Bên cạnh đó, chị cũng nhấn mạnh, tuyệt đối không nói câu: “Con đừng dỗi mẹ nữa nhé!”. Mẹ chỉ nói về cảm xúc của con, chứ không nói về hành động của con. Cho con thấy được rằng: “Mẹ biết mình buồn và mẹ hiểu mình, mẹ xin lỗi vì mẹ thấy mẹ làm sai”. Chứ không phải cho con thấy là: “Vì mình dỗi nên mẹ sợ mình và xin lỗi mình”.

Hành động của mẹ khi con “dỗi đúng” sẽ quyết định hành động của con khi mẹ “dỗi đúng”. Trong khi đó, mẹ Mon cũng cho biết, dỗi sai là khi bản thân con làm sai, con đánh mẹ, con đánh bạn, hay con giành đồ chơi của bạn... mẹ nhắc nhở thì con dỗi. Nếu mẹ sẽ dỗi ngược lại con, thì lúc này mẹ đang “dỗi đúng”.

“Khi con dỗi, dỗi ngược lại là xong”, mẹ 9X dạy con kiểu khó hiểu nhưng hoá ra lại hiệu quả và khoa học không tưởng

Bên cạnh đó, cần cho hiểu thế nào là dỗi đúng và dỗi sai (Ảnh: NVCC)

Bà mẹ trẻ chia sẻ: “Không biết mọi người thế nào, nhưng mình nhất định sẽ dỗi ngược lại. Đầu tiên, mình nói ngắn gọn về lỗi sai của con và thông báo cho con biết là mẹ đang dỗi.

Ví dụ, con giành đồ chơi của bạn, con lại đánh bạn, xong lại dỗi mẹ, vậy thì mẹ và các bạn sẽ không chơi với con nữa, bây giờ con ở đó chơi một mình nhé! Rồi mẹ và mọi người đều im lặng, bơ đi. Chơi vui vẻ với mọi người nhưng không để ý, hay đả động gì tới con cả.

Con đã nhìn thấy hành động của mẹ lúc con “dỗi đúng”. Lúc này con sẽ nhận thức được rằng, vì lỗi sai của mình nên mẹ dỗi không nói chuyện với mình. Và mình phải làm sao để làm lành với mẹ.

Với Mon, con cũng thường làm theo các bước quan tâm bằng hành động trước. Ví dụ, xích mông lại ngồi cạnh mẹ, chỉ ngồi cạnh thôi chứ không nhì nhèo gì cả. Rồi để ý tay chân mẹ có vết gì là lại nhí nhảu “Ui, mẹ đau, đau này...”, rồi chu miệng lên thổi thổi. Khi nào thấy mẹ phì cười rồi thì mới ngồi lên ôm mẹ, vòng tay xin lỗi mẹ, rồi bắt đầu rôm rả kể chuyện gì đó con thấy vui mặc dù mẹ không hiểu. Lúc đó thì mẹ mới nhẹ nhàng phân tích lỗi sai của con thêm một lần, và hướng dẫn con nên hành xử như thế nào”.

“Khi con dỗi, dỗi ngược lại là xong”, mẹ 9X dạy con kiểu khó hiểu nhưng hoá ra lại hiệu quả và khoa học không tưởng

“Khi con dỗi, dỗi ngược lại là xong”, mẹ 9X dạy con kiểu khó hiểu nhưng hoá ra lại hiệu quả và khoa học không tưởng

Mẹ Mon cũng nhấn mạnh phương pháp này chỉ mang tính tham khảo (Ảnh: NVCC)

Chị Trang cũng cho biết thêm, giống như khi con ăn vạ chẳng hạn. Việc của mẹ không phải là ngay lúc con ăn vạ, ngồi đó giảng giải là con sai chỗ nọ hay con không được thế kia. Việc của mẹ là chờ con tự bình tĩnh lại và sẵn sàng nghe mẹ phân tích đúng sai phải trái.

Khi con dỗi cũng vậy, lúc con dỗi đương nhiên là đang không bình tĩnh, bản thân con không nhìn thấy lỗi sai của mình. Nhưng khi để tự con xem xét và thấy mẹ đang dỗi vì hành động mình làm sai, con thấy mình đã sai nên ra dỗ mẹ. Lúc đó mẹ phân tích nó mới chịu mở tai, mở lòng ra để lắng nghe.

Tất cả mọi lời nói và giải thích của mẹ ngay lúc con đang đùng đùng dỗi, sẽ đều được con quy vào là “Sợ con dỗi nên mẹ mới dỗ mình như thế”. Nên việc để cho con 1 nút chờ, để bình tĩnh lại và suy xét mọi việc là rất quan trọng.

Tuy nhiên, chị Trang cũng nhấn mạnh, phương pháp này chỉ mang tính tham khảo, có thể phù hợp với con trai chị nhưng không phù hợp với bé khác. Do đó, cha mẹ hãy là người thông thái, lựa chọn cách dạy con sao cho khoa học và hiệu quả nhất.  

Lê Huyền

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tẩy trang Chacott liệu có thần thánh như lời đồn?