Khi bào thai từ 17-21 tuần, có 5 dấu hiệu sau xuất hiện, mẹ bầu nên CHỌC DÒ NƯỚC ỐI khẩn cấp

Quỳnh Trang 2017-12-08 18:49
- Chọc dò nước ối giúp người mẹ xác định được những nguy cơ mắc bệnh, dị tật bẩm sinh của thai nhi trong bụng.

Chọc dò nước ối là gì?

Chọc dò nước ối thủ thuật rút ra một chút nước ối từ túi nước ối trong tử cung mà không gây tổn thương cho bào thai. Sau đó, nước ối được đem thử nghiệm hóa học để kiểm tra sức khỏe của em bé còn đang nằm trong bụng mẹ.

Mẹ mang thai trong những trường hợp này nên chọc dò nước ối khẩn cấp

Bởi lẽ nước ối được thai nhi nuốt vào và thải ra qua miệng và bàng quang nên nước này chứa tế bào da và tế bào các cơ quan khác của thai nhi. Những chất này khi đem phân tích dưới kính hiển vi có thể phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe và giới tính của em bé.

Mẹ mang thai nên chọc dò nước ối khi bào thai được 17-21 tuần vì lúc này tế bào sống trong nước ối là 30%, tỷ lệ thành công trong phân tích tế bào là rất lớn.

Tác dụng của việc chọc dò ối

1.Phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down của bào thai

Trong những trường hợp thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Down, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên chọc dò nước ối để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi.

Mẹ mang thai trong những trường hợp này nên chọc dò nước ối khẩn cấp

2. Kiểm tra dị tật thai nhi

Chọc dò nước ối giúp bác sỹ chẩn đoán được một số dị tật thai nhi như khuyết tật ống dây thần kinh, bệnh di truyền hoặc bất thường về nhiễm sắc thể.

3. Xác định giới tính thai nhi

Bằng cách phân tích các tế bào sống trong nước ối chẳng hạn như các nhiễm sắc thể sẽ giúp xác định được giới tính của thai nhi một cách đơn giản, thuận tiện và với độ chính xác cao hơn.

4. Xét nghiệm quan hệ cha con

Chọc dò nước ối cũng giúp xác định được người cha sinh học của bào thai.

Mặc dù chọc dò nước ối khá an toàn nhưng cũng có thể đi kèm theo một số biến chứng bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, rò nước ối, suy hô hấp v.v.

Mẹ mang thai trong những trường hợp này nên chọc dò nước ối khẩn cấp

Tuy nhiên, những bà mẹ mang thai có đặc điểm sau nên chọc dò nước ối:  

1. Cả hai vợ chồng đều có nguy cơ có bất thường về nhiễm sắc thể

2. Người mẹ mang thai trên 35 tuổi

3. Người mẹ mắc một số bệnh nhiễm trùng như bệnh sởi, quai bị, rubella, cytomegalovirus hoặc toxoplasmosis trong quá trình mang thai

4. Bác sỹ siêu âm nghi ngờ thai nhi có khuyết tật ống dây thần kinh, dị tật thai nhi

5. Mẹ bầu mắc dị tật bẩm sinh hoặc đã sinh ra trẻ mắc dị tật bẩm sinh

Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ dù bận rộn thế nào vẫn nên dành thời gian để thường xuyên kiểm tra sức khỏe đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thai nhi.  

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Uốn bụng đứng trong 5 giây, bạn gái sẽ có vòng eo thon nhỏ đẹp 'như nàng tiên cá'