Điểm danh những bà bầu dễ có nguy cơ bị NGÔI THAI NGƯỢC, mẹ cần lưu ý ngay kẻo HẠI MÌNH HẠI CON nhé

2018-06-05 13:30
- Nếu mẹ bầu đang ở trong những trường hợp này, cần lưu ý nguy cơ bị ngôi thai ngược để biết cách xoay ngôi thai hoặc chọn phương pháp sinh hợp lý, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con nhé.

Thông thường ở tuần thai thứ 35-36, hầu hết thai nhi trong bụng mẹ đều xoay về ngôi thai thuận, đầu quay xuống dưới tử cung. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 3% không chịu quay đầu mà giữ nguyên vị trí ở phía đáy tử cung. Điều này được gọi là hiện tượng ngôi thai ngược.

Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của tình trạng ngôi thai ngược. Tuy nhiên, theo nghiên cứu ở những trường hợp đã từng bị, những mẹ bầu sau dễ có nguy cơ bị ngôi thai ngược:

Mẹ bầu bị đa ối

Nước ối quá nhiều trong túi ối khiến thai nhi có nhiều không gian để vùng vẫy nên có thể, bé sẽ ở bất kỳ vị trí nào trong những tuần cuối của thai kỳ.

Chỉ đích danh những mẹ bầu dễ có nguy cơ bị NGÔI THAI NGƯỢC, mẹ cần lưu ý ngay kẻo HẠI MÌNH HẠI CON nhé

Chính vì vậy, thai nhi có thể ở bất kỳ vị trí nào và dễ bị ngôi thai ngược ở cuối thai kỳ.

Mẹ bầu thiếu nước ối

Nước ối ít cũng là nguyên nhân gây ra ngôi thai ngược ở các mẹ bầu. Nguyên nhân vì thai nhi không có đủ không gian để xoay đầu lại về ngôi thuận ở những tuần cuối.

Mẹ mang đa thai

Chỉ đích danh những mẹ bầu dễ có nguy cơ bị NGÔI THAI NGƯỢC, mẹ cần lưu ý ngay kẻo HẠI MÌNH HẠI CON nhé

Nếu mẹ bầu song thai hay đa thai sẽ khiến không gian trong tử cung của mẹ chật chội hơn, chính vì vậy, bé sẽ khó quay đầu hơn. Thông thường những mẹ mang song thai sẽ có bé ở ngôi thuận và một bé ở ngôi ngược.

Mẹ bị bất thường ở tử cung

Nếu mẹ có khối u hoặc dị dạng bẩm sinh ở tử cung cũng gây ảnh hưởng tới không gian của thai nhi, khiến thai khó xoay đầu vào những tuần cuối. Nguy cơ này cũng dễ gặp phải với những mẹ đã từng sinh mổ hoặc phẫu thuật tử cung.

Mẹ bầu khi đã lớn tuổi hoặc từng mang thai nhiều lần

Nếu mẹ bầu trên 35 tuổi, hoặc từng sinh con nhiều lần, khả năng co giãn của tử cung kém nên cũng không tạo được không gian thoải mái cho thai nhi quay xuống.

Mẹ bầu có nhau bám thấp, nhau tiền đạo

Những mẹ bầu rơi vào trường hợp nhau bám thấp, nhau tiền đạo - nhau thai sẽ che phủ một phần hoặc hoàn toàn đường ra của thai nhi, khiến thai nhi không có đủ không gian để xoay xuống.

Mẹ bầu sinh non

Chỉ đích danh những mẹ bầu dễ có nguy cơ bị NGÔI THAI NGƯỢC, mẹ cần lưu ý ngay kẻo HẠI MÌNH HẠI CON nhé

Nếu mẹ bầu sinh non trước 35 tuần thì có nguy cơ cao ngôi thai ngược vì khi đó, thai nhi vẫn chưa kịp quay đầu xuống.

Thai nhi bị dị tật

Những thai nhi bị dị tật thường có sự phát triển không bình thường nên cũng dễ xảy ra khả năng ngôi thai ngược hơn.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị ngôi thai ngược?

Khi đẻ, đầu của thai là phần quan trọng nhất, nếu ra sau cùng khiến cho thai rất dễ bị ngạt nặng, chưa kể đến việc đầu là phần to hơn mông và chân nhưng ra sau nên dễ bị mắc lại trong khung xương chậu càng làm cho tình huống trở nên nguy hiểm.

Vì thế, đỡ đẻ ngôi ngược là việc khó, đòi hỏi thầy thuốc phải có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghề cũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra tai biến đối với thai nhi. Vì vậy tại Việt Nam và các nước trên thế giới, các thầy thuốc thường khuyên các bà mẹ thai ngôi ngược chấp nhận việc mổ lấy thai khi bắt đầu chuyển dạ.

Trường hợp mẹ mang thai ngôi ngược nhưng không chấp nhận cuộc mổ lấy thai, nếu thầy thuốc có kinh nghiệm và đánh giá trọng lượng thai nhi không quá lớn thì có thể cho sản phụ đẻ đường dưới với các phương pháp đỡ đẻ đặc biệt dành cho ngôi ngược. Tuy tỉ lệ đẻ thành công khá cao nhưng tất nhiên không thể an toàn như trường hợp xử trí bằng cách mổ.

Thùy Linh (T.H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Trên đời có 2 loại đàn ông