Dạy trẻ những điều này ngay từ tấm bé, mẹ có thể thay đổi cả cuộc đời con
Tin liên quan
Dạy con cách nói “không”
Vấn đề: 1 người bạn cùng lớp muốn con bạn cho chép bài trong giờ kiểm tra. Nếu con bạn đồng ý, cả con và bạn đều sẽ bị phạt và trừ điểm.
Giải pháp: Hãy giải thích cho con bạn rằng con đã dành rất nhiều thời gian để ôn tập cho bài thi, nếu con cho bạn chép bài, con không giúp bạn mà còn hại bạn. Hãy dạy con bạn cách nói “không” và trong tình huống này con nên nói rằng “tớ chưa làm xong bài, xin đừng làm tớ mất tập trung”.
Phản ứng với những hành động tiêu cực
Vấn đề: Con bị bạn cùng lớp bắt nạt và trêu đùa khiến con không muốn đi học.
Giải pháp: Trong những tình huống như vậy, bố mẹ không nên can thiệp trực tiếp vì có thể khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Hãy nói với con rằng, khi con bị bạn trêu đùa, bắt nạt, con hãy tỏ vẻ phớt lờ, không quan tâm, người bạn dần dần sẽ cảm thấy mất hứng và không muốn đến gần con nữa.
Điểm số không phải là điều quan trọng nhất
Vấn đề: Con bị điểm kém, con khóc vì sợ bị bố mẹ trách mắng và trừng phạt.
Giải pháp: Bố mẹ không nên mắng mỏ, trừng phạt khi con bị điểm kém. Thay vào đó, bạn hãy quan tâm, động viên để con cố gắng hơn. Hãy nói rằng: “Bị điểm kém phải không con? Đừng buồn, lần sau con sẽ làm bài tốt hơn mà.”
Học cách giúp đỡ và bảo vệ những người yếu hơn
Vấn đề: Con kể rằng các bạn ở lớp con đang vào hùa bắt nạt 1 bạn. Con biết như vậy là sai nhưng con không biết làm cách nào để giúp đỡ bạn.
Giải pháp: Nhiều trẻ em sợ bảo vệ những người yếu hơn vì con sợ mình sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo. Đó là lý do bạn cần dạy cho con biết thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ những người yếu hơn. Bạn hãy bắt đầu bằng cách gợi ý con giúp đỡ bảo vệ 1 người họ hàng hoặc 1 con vật cưng trong nhà.
Yêu thích những gì con làm
Vấn đề: Việc học tập ở trường, tham gia câu lạc bộ và làm bài tập về nhà khiến con mệt nhoài và kiệt sức. Con chỉ muốn nghỉ ngơi, thư giãn và dành thời gian cho bạn bè.
Giải pháp: Bạn muốn con trở nên giỏi giang, thành đạt nên gợi ý để con tham gia nhiều hoạt động. Tuy nhiên không phải hoạt động nào cũng khiến con cảm thấy yêu thích và hứng thú. Hãy cho con 1 giờ mỗi ngày để làm những gì mà con yêu thích như chơi trò chơi điện tử, chơi thể thao, hát, múa…
Thường xuyên vận động
Vấn đề: Con quá nhút nhát, hay xấu hổ. Con chỉ thích ở nhà thay vì ra ngoài vui chơi cùng bạn bè.
Giải pháp: Hãy gợi ý để con tham gia các môn thể thao đồng đội. Một nhóm trẻ có cùng sở thích chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tốt đến con của bạn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tìm hiểu sở thích, niềm đam mê của con thay vì áp đặt cho con. Nếu con bạn thích khiêu vũ, đừng bắt con đá bóng hay chơi bóng rổ.
Yêu bản thân mình
Vấn đề: Con cảm thấy tự ti, tủi thân vì bạn có mái tóc, đôi mắt đẹp, đôi mắt to tròn còn con thì thật xấu xí.
Giải pháp: Mọi đứa trẻ đều muốn trở nên nổi bật và tài năng. Vì vậy bạn đừng quên nói với con rằng con rất đẹp, chăm chỉ, giỏi giang. Nếu trẻ có thần tượng yêu thích, hãy cho trẻ xem ảnh hồi nhỏ hoặc ảnh chưa qua chỉnh sửa của họ để chứng minh rằng điều khiến chúng ta trở nên xinh đẹp và tuyệt vời không phải là do ngoại hình hoàn hảo mà là do chúng ta biết cách tạo ra sự khác biệt và luôn là chính mình.
Quỳnh Trang/Theo Brightside
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất