Đau muốn khóc vì bỗng dưng bị mọc răng khôn, mẹ bầu nên làm gì lúc này?

Quỳnh Trang 2020-01-29 06:00
- Mọc răng khôn đúng thời điểm mang bầu chính là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu đau đầu, lo lắng.

Phụ nữ dễ gặp các vấn đề về răng miệng khi mang thai

Mang thai là một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời người phụ nữ. Sự thay đổi nội tiết khi mang thai làm giảm lượng nước bọt tiết ra, dẫn đến thay đổi môi trường miệng, làm giảm khả năng khử trùng và trung hòa pH, kích thích nướu răng, thúc đẩy sự xuất hiện của sâu răng .

Mặt khác, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng. Họ ăn nhiều thức ăn hơn và nhiều bữa hơn mỗi ngày. Một số bà bầu thích ăn thức ăn chua. Điều này dẫn đến hình thành vi khuẩn và mảng bám răng gây sâu răng, viêm nướu. Một số bà bầu bị nghén trong thời gian đầu thai kỳ. Họ luôn cảm thấy buồn nôn, không thể đánh răng dẫn dến sâu răng, viêm loét lợi miệng và các bệnh răng miệng tái đi tái lại.

Đau muốn khóc vì bỗng dưng bị mọc răng khôn, mẹ bầu nên làm gì lúc này?

Phòng ngừa bệnh răng miệng khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai không nên kiểm tra bằng tia X và không nên phẫu thuật nhổ răng khôn. Vì vậy, bạn cần phòng ngừa các vấn đề về răng miệng bằng cách lập kế hoạch mang thai, điều trị kịp thời sâu răng, viêm nướu, nhổ răng khôn trước khi mang thai. Trong thời gian mang thai, bạn nên súc miệng sau mỗi bữa ăn, đánh răng 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa bệnh nha chu.

Khi mọc răng khôn, mẹ bầu có nên dùng thuốc sát khuẩn?

1. Với tình trạng viêm nhẹ, bạn nên rửa bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ, sau 1-2 tuần sẽ có kết quả khả quan.

2. Nếu tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, thậm chí áp xe, bạn cần cân nhắc sử dụng thuốc chống viêm. 

Trong việc sử dụng và liều lượng của thuốc kháng khuẩn, chúng ta không thể quá coi trọng sự an toàn của thai nhi và bỏ bê việc điều trị cần thiết cho người mẹ. Tác dụng của kháng sinh đối với thai nhi là khác nhau trong các thời kỳ mang thai khác nhau.

Đau muốn khóc vì bỗng dưng bị mọc răng khôn, mẹ bầu nên làm gì lúc này?

Dị tật thai nhi có thể được gây ra vào khoảng 2 đến 12 tuần của thai kỳ nhưng sau 12 tuần mang thai cho đến khi sinh con, tác dụng của thuốc đối với thai nhi đã dần dần suy yếu. Bác sỹ sẽ kê cho các bà bầu uống loại kháng sinh có ít tác dụng phụ và độc hại. 

Tôi có thể nhổ răng khi mang thai?

Nếu không trong tình huống quá cấp thiết, bạn không nên nhổ răng khi mang thai. Nhổ răng trong thời điểm này dễ gây ra những thay đổi về sinh lý trong khoang miệng cũng như chảy máu. Các kích thích từ việc nhổ răng có thể gây sảy thai thậm chí sinh non. Nếu bạn buộc phải nhổ răng, bạn nên nhổ răng vào tam cá nguyệt thứ 2 (từ 13 đến 27 tuần).

Phụ nữ mang thai cần đảm bảo ngủ đủ giấc trước khi nhổ răng để tránh căng thẳng tinh thần. Bạn cần đến địa chỉ uy tín để nhổ răng. Ngoài ra, phụ nữ có tiền sử phá thai hoặc sinh non thường chống chỉ định nhổ răng.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mách bạn cách ẩn thông tin không muốn theo dõi trên Facebook