Cơn gò cứng bụng khi mang thai: Mẹ bầu nào cũng cần biết để xử trí kịp thời

2018-06-07 14:55
- Nếu như cơn gò cứng xuất hiện trong thời gian dài hoặc lệch hẳn sang một bên hay trong những trường hợp gò kèm theo các các biểu hiện bất thường như xuất huyết âm đạo, đau lưng, chuột rút,...các mẹ nên nhanh chóng đến viện kiểm tra vì đây có thể là biểu hiện nguy hiểm.

Mang thai là hành trình thật nhiều cảm xúc đúng không mẹ? Vui, buồn, hạnh phúc, những giọt nước mắt, thậm chí là máu, người mẹ đều trải qua tất cả. Mỗi ngày con lớn dần thêm tí thì những thay đổi trong cơ thể mẹ cũng ngày càng rõ ràng hơn.

Cũng giống như các mẹ, lúc cảm nhận được cái đạp đầu tiên của con, em mừng hết lớn, chỉ có vậy thôi cũng đủ cho em quên đi khoảng thời gian 3 tháng ốm nghén như "chết đi sống lại". Hạnh phúc là vậy nhưng em cũng lo lắng, bất an đủ thứ các mẹ à. Lúc nào cũng tự hỏi không biết con có khỏe mạnh không. Mỗi điều bất thường xảy ra trong lúc này điều có thể làm em sợ hãi.

Nhớ lại hôm chiều thứ 7 tuần rồi, 2 vợ chồng lâu lắm rồi mới được dịp buông hết công việc nên dắt díu nhau về quê chơi. Vì cái thai cũng khá to nên em không tiện ngồi xe máy nên 2 vợ chồng quyết định đi xe đò về nhà. Lúc xe đi khoảng 2/3 đoạn đường, tự dưng cái bụng của em đột nhiên gò cứng lên, cái thai như đang cuộn tròn lại, Em hoảng quá, quay qua bấu tay chồng rồi la một tiếng làm cả xe ai cũng quay lại hốt hoảng vì tưởng là em sắp sinh tới nơi. Ai dè chỉ gò được một lúc rồi êm luôn.

Mới hôm rồi đi khám thai lại bác sĩ bảo thai vẫn phát triển khỏe mạnh. Cơn gò em cảm nhận được là điều rất thường gặp khi bắt đầu giữa thai kỳ. Đây là lần đầu em bị và cũng là lần đầu mang bầu nên em cũng hơi hoang mang xíu, chứ cái này không phải là dấu hiệu chuyển dạ gì đâu nha. Thai nhi càng ngày càng lớn nên khi con xoay đầu hay đổi chỗ cũng trở nên khó khăn, rồi khi con càng lớn sẽ gây áp lực lên phần tử cung của người mẹ, tất cả những điều này đều có thể gây ra cơn gò cứng bụng như em gặp phải. Hơn nữa, cơn gò cứng bụng khi mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân từ người mẹ. Đồng thời, các biểu hiện nó cũng khác so với dấu hiệu chuyển dạ, chỉ trong một số trường hợp thật sự nguy hiểm thì mẹ phải đến viện kiểm tra ngay. Em biết là có nhiều mẹ hẳn cũng có chút bất an hoặc lo lắng khi lần đầu cảm nhận được điều này. Các mẹ nên đọc qua những thông tin dưới đây về cơn gò cứng bụng khi mang thai để rõ hơn nha.

1. Nhẫm lẫn giữa cơn gò cứng bụng và cơn co thắt chuyển dạ

Cơn gò cứng bụng khi mang thai: Mẹ bầu nào cũng cần biết để xử trí kịp thời

Cơn gò cứng bụng khi mang thai thường xuất hiện từ cuối quý 2 của thai kỳ trở về sau, có mẹ thường cảm nhận sớm từ tuần thai thứ 12. Người mẹ sẽ cảm giác các cơ tử cung cung gò cứng hay cuộn tròn lại trong 30 giây hoặc có khi đến 1 phút. Cảm giác như cơn đau bụng hành kinh và mức độ thường tăng lên vào cuối thai kỳ vì lúc này phía đầu bé đã dịch chuyển về phần dưới tạo áp lực nặng nề lên tử cung. Nhiều mẹ còn nghĩ đây là cơn gò chuyển dạ và cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho quá trình sinh nở, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng.

Với các cơn co chuyển dạ, chúng sẽ xuất hiện thưỡng xuyên và đều đặn hơn, khi đó người mẹ cũng cảm thấy rất đau và có thể kèm theo các dấu hiệu vỡ ối hoặc ra báo máu. Trong khi đó, cơn gò cứng bụng có thể xuất hiện chỉ vài lần trong ngày hoặc vài ngày mới bị lại, cảm giác đau thường nhẹ hơn nhiều.

2. Nguyên nhân có những cơn gò cứng bụng khi mang thai

Cơn gò cứng bụng khi mang thai: Mẹ bầu nào cũng cần biết để xử trí kịp thời

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra các cơn go cứng bụng khi mang thai có thể do phía người mẹ hoặc sự phát triển bào thai:

Phía người mẹ:

Tâm lý của người mẹ: tâm lý của người mẹ trong thời gian mang thai như vui, buồn, giận dữ, căng thẳng có thể gây ra các cơn gò cứng bụng, do vậy, việc để cảm xúc đi quá mức bình thường thì không tốt chút nào các mẹ à. Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, người mẹ nên duy trì lối sống lạc quan, học cách giữ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc.

Người mẹ bị táo bón: Táo bón thai kỳ là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, người mẹ bị táo bón nặng khó tránh khỏi những cơn gò cứng bụng. Do vậy, các mẹ nhớ chú ý chế độ dinh dưỡng bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Những vết rạn da: Trong thời gian mang thai,việc tăng cân của người mẹ làm xuất hiện các vết rạn da, trong khi đó làn da chưa kịp để thích nghi với sự thay đổi này cũng gây ra các cơn gò cứng bụng.

Phía thai nhi:

Thai nhi chèn ép tử cung: Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi bắt đầu lớn nhanh làm tử cung bị chèn ép khoang chậu, trực tràng và bàng quang, gây áp lực quá lớn lên tử cung. Đồng thời, thai lớn làm tử cung phình to gây áp lực lên một số bộ phận khác, do đó người mẹ sẽ cảm nhận được những cơn gò cứng ở vùng bụng.

Xương của thai nhi phát triển: Thông thường, kể từ khi cuối quý 2, hệ xương thai nhi đã phát triển vượt bậc, khi đó mẹ sẽ nhận thấy rõ các cơn gò bụng khi mang thai. Điều này cũng có thể dễ hiểu, khi xương dài ra thì việc con xoay, đổi chỗ trong bụng mẹ cũng trở nên khó khăn hơn, gây ra các cơn gò cứng bụng.

3. Cơn gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Cơn gò cứng bụng khi mang thai: Mẹ bầu nào cũng cần biết để xử trí kịp thời

Nhiều mẹ thường quá lo lắng khi thấy xuất hiện các cơn gò cứng bụng. Thế nhưng, theo các chuyên gia cơn gò cứng bụng này thật sự không nguy hiểm như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Đây chỉ là phản ứng bình thường trong thời gian mang thai. Nếu như cơn gò cứng xuất hiện trong thời gian dài hoặc lệch hẳn sang một bên hoặc trong những trường hợp cò kèm theo các các biểu hiện bất thường như xuất huyết âm đạo, đau lưng, chuột rút,...các mẹ nên nhanh chóng đến viện kiểm tra vì đây có thể là biểu hiện nguy hiểm.

Các biện pháp giúp mẹ hạn chế xuấ t hiện cơn gò cứng bụng khi mang thai:

- Trong thời gian mang thai, người mẹ nên chú ý tư thế dáng đi, dáng đứng, dáng ngồi của mình. Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng và tránh ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu.

- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

- Thực hiện các bài tập yoga sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng gò cứng bụng.

- Khi xuất hiện cơn gò, mẹ có thể dùng khăn mềm ngâm qua nước ấm, vắt khô sau đó chườm lên vùng bụng. Để thư giãn, mẹ có thể tắm bằng nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm, nhớ là đừng ngâm quá lâu nha mẹ.

Tóm lại, cơn gò cứng bụng khi mang thai là tình trạng thường xảy ra ở mẹ bầu và thường nhất là trong 3 tháng cuối. Nếu cơn gò cứng bụng không kèm theo các biểu hiện bất thường, mẹ đừng quá lo lắng mà làm ảnh hưởng đến thai nhi nhé, hãy giữ tinh thần thật thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình vượt cạn phía trước thật suôn sẻ nhất nha mẹ!

Theo Webtretho

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 mẹo nhỏ giúp sạc pin điện thoại iPhone nhanh hơn