Chỉ cần nấu nước dashi rau củ đơn giản, mẹ trẻ Hưng Yên cũng khiến con ăn thun thút mỗi bữa
Tin liên quan
Chị Trinh chia sẻ, chị cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi theo phương pháp ăn dặm truyền thống. Chị cũng nhấn mạnh rằng, chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi rất non nớt, vì vậy nếu nạp quá nhiều muối có thể tổn thương đến thận của bé, về lâu dài trẻ sẽ khiến có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, hại thận, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tổn thương não bộ. Do đó việc không nêm nếm gia vị khi ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi là điều rất cần thiết.
Con trai chị Ngọc Trinh (Ảnh: NVCC)
Đó cũng là lý do, kể từ khi bắt đầu cho con ăn dặm, chị Trinh thường nấu dashi trữ đông cho bé ăn dần trong tuần. “Ngoài tác dụng điều chỉnh độ đặc loãng cho món ăn, dashi còn giúp cho món ăn được đậm đà, thơm ngon hơn mà không cần dùng thêm gia vị gì cả. Nước dùng dashi có hai loại, loại nấu từ cá bào, rong biển và loại nấu từ rau củ quả. Nhưng trong giai đoạn đầu mình ưu tiên dùng nước dashi rau củ quả cho con hơn”, chị Ngọc Trinh chia sẻ.
Nước dashi rau củ không nhất thiết cần phải rập khuôn
Mẹ trẻ Hưng Yên nhấn mạnh rằng, đối với dashi rau củ, các mẹ không cần quá rập khuôn nguyên liệu hay công thức, miễn sao nấu những củ quả có vị ngọt là được. Tuy nhiên cũng hạn chế nấu các loại củ kị nhau.
Theo đó, một số nguyên liệu thông dụng chị Trinh thường sử dụng đểu nấu nước dashi cho bé như sau:
+ Bắp ngô: đây là nguồn giàu vitamin B, C, khoáng chất và chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hai loại chất chống ô xy hóa zeaxanthin và lutein có nhiều trong bắp tốt cho sức khỏe mắt và làn da. Chị Trinh cho rằng, khi nấu bắp nước dùng sẽ rất thơm và ngọt, tuy nhiên các mẹ nên mua những nơi uy tín để tránh loại biến đổi gen, nếu không có bắp có thể thay thế bằng bắp non.
+ Cà rốt: Đây là loại củ rất dễ tìm đồng thời cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng như vitamin A,C,K và B6, magie, canxi và rất nhiều chất xơ, phôtpho. Tuynhiên, cần lưu ý rằng, khi nấu cà rốt, tuyệt đối tránh nấu chung với củ cải, vì sẽ mất chất dinh dưỡng của cả hai loại củ này.
+ Củ cải: có 2 loại là củ cải đỏ và trắng, nhưng chị Trinh thường nấu củ cải trắng. Điều này khiến cho nước dùng sẽ thơm ngon hơn, có hiệu quả tốt hơn, nhưng lưu ý không nên cho quá nhiều.
+ Mía: Đây là nguyên liệu được mẹ trẻ Hưng Yên đặc biệt chú trọng, bởi cho mía vào sẽ khiến nước dùng rất thơm ngọt lành. Tuy nhiên, chị Trinh khuyên rằng, không nên nấu mía quá lâu vì sẽ ra nhiều chất ngọt, lấn át những củ quả khác.
Công thức nấu nước dùng dashi rau củ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu kể trên, hoặc có thể linh động thêm các loại củ quả khác, chị Ngọc Trinh chia sẻ chi tiết cách làm nước drau củ siêu đơn giản, mà vẫn thơm ngon như sau:
- Rau củ quả mua về rửa sạch cắt khúc. Tuỳ theo sở thích các bé,mẹ có thể mua rau củ quả khác nhau như: bí, mướp, bắp ngô, bắp non, cà rốt, khoai tây, mía, su su, củ sắn,...
Cách nấu :
- 250g rau củ quả tương ứng 600-800ml nước, cứ thế bao nhiêu rau củ quả thì nhân bấy nhiêu nước lên nấu.
- Lưu ý nên bỏ rau củ lâu mềm như mía, bắp ngô, cà rốt ...vào nấu trong 20 phút, sau đó bỏ rau củ còn lại vào như khoai tây, su su, khoai lang... nấu tiếp 10 phút.
- Sau khi tắt bếp, lấy rau củ từng loại ra nghiền hoặc rây, nên rây khi còn nóng sẽ mịn và không bị lợn cợn.
- Nước nấu xong để nguội, nên lọc qua rây, rồi đổ vào khay trữ đông.
“Tất cả rau củ quả nghiền và nước dashi mình chỉ dùng trong 1 tuần. Khi nấu bột, chỉ cần lấy viên ra rã đông rồi nấu cùng với bột. Nói chung, bé mới tập ăn dặm chỉ nấu bột ăn dặm với nước dashi, bé ăn quen mới cho rau củ quả nghiền, rây mịn”, chị Ngọc Trinh nhấn mạnh.
Tóm lại, bà mẹ trẻ khẳng định việc sử dụng nước dashi sẽ giúp các con có những bữa ăn dặm vừa ngon và bổ dưỡng, lại tiết kiệm rất nhiều thời gian cho mẹ, khiến các mẹ không còn phải đau đầu lo lắng quá nhiều về việc chuẩn bị món ăn cũng như nghĩ xem hôm nay phải cho con ăn gì.
Văn Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất