“Chẳng làm gì cả”: thần chú vượt qua biếng ăn sinh lý cùng con và cách xử lý với 1001 nguyên nhân biếng ăn của mẹ Sài thành

Văn Anh 2019-12-02 06:00
- Biếng ăn ở trẻ không còn là đề tài mới lạ, nhưng nhiều bà mẹ vẫn đau đầu về vấn đề này. Tuy nhiên chị Liên (29 tuổi, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh) lại có cách xử lý khi con biếng ăn cực khéo.

Chị Liên chia sẻ, bé nhà chị trải qua giai đoạn biếng ăn khi gần tròn 1 tuổi (ww 52-53). Kèm những ngày đó, bé bị tiêu chảy, nên ăn uống cả 2 tuần chỉ được vài muỗng.

“Mình cũng biết nguyên nhân và lý do, nên cũng chẳng làm gì cả. Chỉ biết, vẫn nấu ăn dọn ra như thường, con không ăn thì mẹ dẹp, ăn dùm. Tới cữ sữa cho con uống theo nhu cầu, không cố gắng ép ăn hay ép uống thêm gì cả.

Cuối cùng những ngày mưa bão cũng qua, bé đã lành bệnh rồi qua tuần wonder week thì bé cũng ăn trở lại. Do đó, mình muốn chia sẻ, để nếu mẹ có gặp những trường hợp này thì biết cách xử lý tốt hơn, đỡ bị stress”, chị Liên nhấn mạnh.

“Chẳng làm gì cả” : thần chú vượt qua biếng ăn sinh lý cùng con và cách xử lý với 1001 nguyên nhân biếng ăn của mẹ Sài thành

Chị Liên và con trai (Ảnh: NVCC)

Bà mẹ trẻ cũng cho hay, ai cũng đều có lần đầu làm mẹ. Do đó, những kiến thức chị chia sẻ, không phải vốn tự có, mà thông qua quá trình học hỏi, trau dồi, kết hợp với chút kinh nghiệm cá nhân để tổng hợp lại.

Trẻ biếng ăn, nguyên nhân và cách xử lý

Theo chị Liên, có một số nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn như sau:

- Biếng ăn sinh lý: khi trẻ rơi vào các tuần khủng hoảng, hoặc các giai đoạn như: mọc răng, tập lẫy, tập bò, tập đi

- Biếng ăn bệnh lý: bé bị sốt, đau họng, tiêu chảy, táo bón... thì bé cũng sẽ biếng ăn.

- Biếng ăn tâm lý: gia đình muốn cho bé tăng cân nhanh, cho bé ăn nhiều. Thời gian đầu bé lên cân tốt, thời gian sau thấy bé không lên cân nữa, thì nghĩ bé lười ăn, rồi ép bé ăn. Dần dần bé trở nên sợ ăn, chuyển biếng ăn sinh lý sang biếng ăn tâm lý. 

“Chẳng làm gì cả” : thần chú vượt qua biếng ăn sinh lý cùng con và cách xử lý với 1001 nguyên nhân biếng ăn của mẹ Sài thành

Theo chị Liên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ biếng ăn (Ảnh: NVCC)

- Biếng ăn do thói quen ăn uống không tốt: Gia đình không chịu tìm hiểu, thiết lập các quy tắc bàn ăn cho con. Dẫn đến hình thành thói quen ăn uống không tốt, nên bé không tập trung ăn

- Biếng ăn do chế độ dinh dưỡng và sắp xếp bữa ăn không phong phú:  Gia đình không biết trong bữa ăn của trẻ bao gồm những nhóm dinh dưỡng gì. Cách cân bằng dinh dưỡng ra sao? Có thể 1 vài món ăn mẹ cho bé ăn mãi. Gia đình không biếng cách giãn bữa ăn sao cho hợp lý. Bên cạnh đó thiếu hụt dinh dưỡng, có thể khiến bé bị táo bón, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hoá dẫn đến bé sợ ăn.

Cách xử lý

Cũng theo bà mẹ trẻ, với mỗi nguyên nhân gây ra biếng ăn, cũng có những cách xử lý riêng biệt như sau:

- Biếng ăn sinh lý: các bé từ 6 tháng đến 1 tuổi, nếu đang ăn tốt, lại chuyển sang biếng ăn thường là rơi vào các tuần khủng hoảng.

Với lý do này, chị Liên nhấn mạnh: “Mình chẳng làm gì cả, mình đã biết rõ đó là tuần khủng hoảng của bé nên tạm thời bé sẽ không hứng thú ăn những ngày đó. Mình không ép bé ăn mà có thể hỗ trợ cho uống thêm sữa, uống theo nhu cầu, đến bữa lại dọn ra, nếu bé không ăn thì tôn trọng bé. Qua những ngày khủng hoảng thì bé sẽ ăn lại”.

- Biếng ăn bệnh lý:

Mẹ có thể cho uống thêm sữa, dừng ăn dặm 1 vài ngày, đến khi  sức khoẻ bé ổn định thì bé sẽ ăn lại. Tuyệt đối không ép bé ăn.

- Biếng ăn tâm lý:

Với nguyên nhân này, chị Liên cho hay, cách xử lý tương đối khó khăn.

Đầu tiên phải giải quyết vấn đề tâm lý cho bé. Khi gia đình đã ép bé ăn tới độ nhìn thấy thìa là quay mặt đi, nhìn thìa là khóc thét, cháo phun ra. Đây chính là hậu quả của việc ép bé ăn bằng mọi giá, ăn uống trở nên là cực hình với bé.

“Chẳng làm gì cả” : thần chú vượt qua biếng ăn sinh lý cùng con và cách xử lý với 1001 nguyên nhân biếng ăn của mẹ Sài thành

Với mỗi nguyên nhân sẽ có những cách xử lý riêng để giải quyết vấn đề (Ảnh: NVCC)

“Thật ra vấn đề ở đây không phải xử lý ở trẻ, mà là sửa ở “người cho bé ăn”, “người ép bé ăn”. Người này là người phải được sửa đầu tiên. Người cho bé ăn phải thay đổi tư duy, không ép bé ăn nữa, tìm lại cho bé hứng thú ăn uống.

Ví dụ, bé sợ thìa, mẹ thử cho bé làm quen với ăn bốc (ăn theo bé chỉ huy). Bên cạnh đó, tìm kiếm những món ngon để nấu thêm kích thích bé. Đối với bé lớn, mẹ có thể giới thiệu việc nấu ăn cho bé, cho bé tham gia cùng đến khi nấu xong món đõ. Bé thấy được thành quả của mình, bé có thể hào hứng ăn. Mỗi bé, mẹ nên chọn những cách khác nhau, để tìm lại hứng thú cho bữa ăn, làm từng chút một. Khi bé đã hứng thú lại với bữa ăn, thì tập lại cho con quy tắc bàn ăn, để con được đói. Sau đó mới sắp xếp lại dinh dưỡng cho bé. Thời gian đầu tập lại,  việc lên cân cho bé là rất khó, nên ba mẹ cần lưu ý”, mẹ trẻ Sài thành nhấn mạnh.

- Biếng ăn do thói quen ăn uống không tốt 

Với nguyên nhân này, do bố mẹ từ khi cho con ăn dặm, không chú ý các thói quen ăn uống cho con, không thiết lập quy tắc bàn ăn, chiều con. Do đó, bố mẹ cần thay đổi tư duy, tạm thời đừng quan tâm đến cân nặng của trẻ.

“Chẳng làm gì cả” : thần chú vượt qua biếng ăn sinh lý cùng con và cách xử lý với 1001 nguyên nhân biếng ăn của mẹ Sài thành

Có nguyên nhân mà vấn đề xử lý phải xuất phát từ chính bố mẹ, chứ không phải xuất phát từ bé (Ảnh: NVCC)

Đối với trẻ từ 2-4 tuổi, đã lớn và hiểu biết, nên áp dụng quy tắc để con được đói.  Nên thực hiện 4 tiếng cho trẻ ăn 1 lần bữa chính, còn lại cắt hoàn toàn các bữa phụ. Bữa đầu tiên áp dụng bé sẽ vẫn ổn, vì bé chưa đói, bé không ăn thì cho bé 3 cơ hội. Hỏi xem “con có muốn ăn không?” Nếu trẻ không muốn ăn thì dẹp. Cất hoàn toàn bánh kẹo, trái cây. Đến cữ chính tiếp theo lại mời bé tiếp. Không ăn mẹ lại dọn đi.

Cứ thế thực hành cho bé, để cho trẻ biết bữa ăn này là bữa chính của trẻ, nếu con không ăn uống đang hoàng thì sẽ đói. Bên cạnh đó, ông bà cha mẹ nên tỉnh táo và đồng nhất việc cho trẻ ăn.

- Biếng ăn do chế độ dinh dưỡng

Với nguyên nhân này, chị Liên khuyên rằng, bố mẹ nên tìm hiểu lại, xem thực đơn của bé đã đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chưa? Mẹ bổ sung thêm đầy đủ. Bên cạnh đó, nên giãn cữ và sắp xếp bữa ăn.

Đối với sữa, trẻ mất khoảng 1,5 tiếng đến 2 tiếng sẽ tiêu hoá hết. Thức ăn chính thì mất 2-3 tiếng mới tiêu hoá hết. Như vậy cha mẹ nên sắp xếp bữa ăn cho hợp lý, ví dụ như sữa vừa uống xong 1,5-2 tiếng sau mới ăn bữa chính.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân cơ bản, bố mẹ nên tìm hiểu để giải quyết vấn đề sớm hơn, tốt hơn, để bé có thể phát triển về cả thể chất và kỹ năng được toàn diện. 

Văn Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách giúp 12 cung Hoàng đạo vượt qua tổn thương nhanh nhất