Cẩm nang từ A đến Z kỹ năng phát triển 5 giác quan những năm đầu đời của trẻ mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

Văn Anh 2020-02-01 06:00
- Theo chị Ngọc Thuý ( 28 tuổi, kinh doanh, sống tại Hà Nội), nếu biết cách phát triển 5 giác quan trong những năm đầu đời, bộ não trẻ sẽ được phát triển đầy đủ, giúp con lớn lên thành đứa trẻ thông minh và khoẻ mạnh.

Chị Thuý chia sẻ: “Có bao giờ bạn tự hỏi, trẻ có nghe được mọi thứ xung quanh mình không, có nhìn thấy được tất cả mọi thứ như chiếc cũi, hay chiếc điện thoại di động không? Thực tế là, trẻ sơ sinh cảm nhận mọi thứ rất khác so với người lớn.

Trẻ sử dụng năm giác quan để tiếp nhận thông tin, phản ứng với môi trường, tìm kiếm nguồn dinh dưỡng, sự an toàn và gắn kết với những người chăm sóc chúng. Một vài giác quan, như xúc giác và thính giác, được phát triển hoàn toàn đầy đủ khi sinh ra. Nhưng những giác quan khác cần một vài tháng để hoàn thiện hơn. Do đó, bố mẹ cần biết cách để giúp trẻ kích thích được giác quan đó và tăng cường trí thông minh”.

Cẩm nang từ A đến Z kỹ năng phát triển 5 giác quan những năm đầu đời của trẻ mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

Chị Ngọc Thuý và bé Bơ (Ảnh: NVCC)

Phát triển thị giác

Bà mẹ trẻ cho rằng, lúc đầu, trẻ chỉ có thể nhìn thấy mọi thứ rất mờ, và chỉ nhìn khoảng từ 20-50 cm. Trẻ có thể nhìn thấy hầu hết các hình dạng và sắc thái dù to hay nhỏ, sáng hay tối. Sau 4 tháng, con sẽ nhìn được xa hơn và dùng mắt mình theo dõi các vật thể chuyển động. Sau 5 tháng, con sẽ nhìn được mọi thứ rõ ràng hơn. Khoảng từ 4-6 tháng, trẻ đã có thể nhìn thấy hầu như tất cả các màu. Khoảng 8-12 tháng, trẻ có thể nhận thức được khoảng cách khi trẻ khám phá xung quanh

Bố mẹ có thể làm gì?

Chị Ngọc Thuý đưa ra lời khuyên rằng, lúc này bố mẹ nên trang trí phòng trẻ với nhiều màu sắc tươi sáng và hoa văn in đậm, thay đổi vị trí cũi, hoặc cho trẻ tiếp cận với các đồ vật lớn từ các hướng khác nhau, để trẻ có thể cảm nhận đồ vật từ các hướng khác nhau đó.

Có thể cho trẻ nhìn khuôn mặt bố mẹ trong tầm nhìn, sau đó nói chuyện và cười với trẻ, giúp trẻ tập trung quan sát mặt bố mẹ và chuyển động khuôn mặt. Chơi các trò chơi với trẻ như trò vuốt ve (đập tay), trốn tìm để giúp trẻ phối hợp tay và mắt. Có thể cho con cơ hội đến những nơi khác nhau, như công viên, sở thú hoặc đi bộ quanh khu nhà. Nếu trẻ thích thú với cái gì, hãy cho trẻ thời gian để quan sát kỹ.

Cẩm nang từ A đến Z kỹ năng phát triển 5 giác quan những năm đầu đời của trẻ mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

Phát triển thính giác

Thính giác trẻ bắt đầu phát triển từ trong bụng mẹ, vì vậy con sẽ quen với giọng nói của mẹ khi chào đời. Trẻ có thể giật mình khi cửa đóng sầm, vì trẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi âm thanh. Nhưng một khi ngủ, trẻ có thể ngủ dù có ồn ào thế nào. Mới đầu, trẻ sơ sinh dễ dàng phân tâm bởi những âm thanh xung quanh. Khoảng 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bắt chước âm thanh, và khoảng 4 tháng trẻ bắt đầu nói chuyện ê a. Khoảng 6 tháng, trẻ có thể bắt chước những âm thanh cụ thể mà bố mẹ tạo ra. 

Bố mẹ có thể làm gì?

Mẹ bé Bơ bày tỏ quan điểm rằng, bố mẹ nên bật và hát theo cho trẻ nghe, những bài hát dành cho trẻ hoặc bài hát yêu thích của bố mẹ. Nói chuyện và đọc sách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, giúp xây dựng tính cách của trẻ, khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ và thúc đẩy sự gắn kết. Hãy thử sử dụng giọng nói như đang hát, để khiến trẻ cảm nhận được âm điệu lời nói khác nhau.

Có thể để trẻ tận hưởng những âm thanh hàng ngày như tiếng còi xe, ô tô, chim kêu và mô tả cho trẻ những gì trẻ nghe thấy. Không cần phải nói quá nhiều với trẻ, chỉ cần miêu tả lại những việc bố mẹ đang làm.

Phát triển xúc giác

Xúc giác là một trong những giác quan phát triển nhất của trẻ khi sinh ra. Trẻ có thể phân biệt được nhiệt độ khác nhau, kết cấu, hình dạng và thậm chí trọng lượng của vật thể ngay lập tức. Xúc giác rất quan trọng đối với sự gắn kết. Ôm trẻ trong lòng sẽ làm con cảm thấy ấm áp và an toàn, như là quấn bởi vì nó tạo ra môi trường như trong bụng mẹ.

Cẩm nang từ A đến Z kỹ năng phát triển 5 giác quan những năm đầu đời của trẻ mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

Cẩm nang từ A đến Z kỹ năng phát triển 5 giác quan những năm đầu đời của trẻ mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

Bố mẹ có thể làm gì?

“Bố mẹ hãy ôm trẻ thường xuyên, da kề da là liệu pháp rất tốt dành cho trẻ sơ sinh. Đơn giản chỉ cần xoa kem dưỡng da, sau khi tắm nhẹ nhàng cho con hoặc có thể thử vài động tác massage đơn giản, nhẹ nhàng. Hãy để con cảm nhận những món đồ khác nhau trên da, như con thú nhồi bông mềm hoặc 1 quả bóng xù xì.

Những quyển sách có các chất liệu khác nhau như vải, da, lông cũng rất tốt cho trẻ. Khi con lớn hơn, hãy cho con đồ chơi có hình dạng, kích thước, màu sắc và kết cấu khác nhau phù hợp với độ tuổi. Có thể cho trẻ chơi với cát, đất nặn và nước đều rất tốt cho sự phát triển các giác quan của con. Dần dần, con sẽ giảm dần dùng miệng để khám phá khoảng tầm từ 12-18 tháng tuổi.

Hãy cho trẻ sờ và chơi với đồ ăn khi con ăn dặm, để khám phá và cảm nhận thức ăn có cấu trúc khác nhau. Ngoài ra, nên cho trẻ đi chân đất, để giúp trẻ cảm nhận sự an toàn và cải thiện các giác quan”, mẹ bé Bơ bày tỏ.

Phát triển khứu giác

Trẻ có khứu giác rất tốt ngay từ khi mới sinh. Trẻ có thể nhận ngay được mùi của mẹ vào ngày đầu tiên, nhận ra mùi từ người khác trong vòng khoảng 1 tuần. Trẻ đặc biệt nhạy cảm với mùi sữa mẹ và thậm chí có thể phân biệt sữa mẹ với sữa công thức.Tóm lại, trẻ dùng khứu giác để tìm hiểu về môi trường xung quanh và nhận thức được về sự an toàn và nguy hiểm.

Cẩm nang từ A đến Z kỹ năng phát triển 5 giác quan những năm đầu đời của trẻ mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

Cẩm nang từ A đến Z kỹ năng phát triển 5 giác quan những năm đầu đời của trẻ mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

Bố mẹ có thể làm gì?

Tốt nhất, nên sử dụng các sản phẩm cùng loại vì trẻ thích sự thân thuộc. Hãy cẩn thận với những sản phẩm nặng mùi khi đang cho con bú. Để phát triển khứu giác của trẻ, hãy để trẻ được tiếp xúc với nhiều mùi hương. Có thể thử những mùi tinh dầu khác nhau trong nhà (xa khỏi tầm với của trẻ), xem phản ứng của con, để biết con cảm thấy dễ chịu với mùi hương nào nhất.

Phát triển vị giác

Theo kiến thức tìm hiểu và tổng hợp, chị Ngọc Thuý cho hay, vị giác trẻ trẻ được hình thành đầy đủ ngay khi sinh ra. Trẻ sinh ra đều thích đồ ngọt hơn và trẻ cảm nhận được đồ mẹ ăn qua sữa mẹ. Đó là lý do tại sao, trẻ ít hứng thú với sữa mẹ khi mẹ ăn bánh quy mặn, so với khi mẹ ăn một miếng bánh ngọt.

Bố mẹ có thể làm gì?

“Lúc này, mẹ nên ăn nhiều loại thực phẩm trong khi cho con bú. Bắt đầu khoảng 6 tháng, giới thiệu cho trẻ nhiều loại thực phẩm và hương vị khác nhau, sẽ giúp trẻ bắt đầu trải nghiệm nhiều hương vị.

Dĩ nhiên là, nếu gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩm, hoặc nếu con bị bệnh chàm, bố mẹ nên nói chuyện với bác sĩ trước khi cho trẻ ăn bất kỳ thành phần mới nào. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ nên được tự bốc đồ ăn để thử những vị khác nhau, cảm nhận những cấu trúc khác nhau của đồ ăn”, 9X Hà thành nhấn mạnh.

Cẩm nang từ A đến Z kỹ năng phát triển 5 giác quan những năm đầu đời của trẻ mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

Theo đó, chị Ngọc Thuý cũng đưa ra gợi ý về chương trình phối hợp 5 giác quan cho trẻ mà bố mẹ có thể thực hành như sau:

Chuẩn bị:

10 thẻ hình trái cây (kích thước 28x28cm)

10 thẻ chữ ghi tên trái cây (kích thước 15x55cm)

10 vị trái cây tương ứng

10 mùi trái cây

 10 loại quả

10 hũ nhỏ có nắp, bông goòng

Cách làm:

+ Để trái cây vào hũ nhỏ (ví dụ chuối) để trẻ có thể ngửi và nếm chuối.

+ Có thể thực hành ngay sau khi thay tã cho trẻ.

+ Đặt trẻ nằm ngửa, thoải mái hoặc bế trẻ trên tay, dùng bông goòng hoặc thìa chấm 1 ít chuối nghiền, đặt lên lưỡi trẻ.

+ Hãy phát âm to từ “chuối”. Đợi vài giây cho trẻ cảm nhận vị của chuối, trẻ có thể mỉm cười hoặc thể hiện các biểu cảm nét mặt. Chẳng hạn như chanh, có thể lúc đầu nếm trẻ sẽ cười, sau đó khi cảm nhận vị chua trẻ mới nhăn mặt, nhăn mũi. Có thể trẻ sẽ tiếp tục tận hưởng hương vị trong 15 đến 20 phút tiếp theo.

+ Sau khi nếm chuối, bạn dùng miếng bông cũ còn mùi chuối, nâng lên sát mũi trẻ. Nói to “chuối”, dành vài giây cho trẻ ngửi. Giơ thẻ có hình quả chuối lên, lặp lại “chuối”. Giữ yên tấm thẻ, lặp lại từ “chuối” và chỉ cho trẻ xem, lại nói lại “chuối” thật rõ thêm lần nữa.

Cẩm nang từ A đến Z kỹ năng phát triển 5 giác quan những năm đầu đời của trẻ mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

+ Lấy quả chuối thật và giơ ngang tầm mắt trẻ và nói “chuối”. Cuối cùng, để trẻ dùng ngón tay và bàn tay sờ quả chuối. Lần cuối nói rõ ràng từ “chuối”. Lặp lại 10 lần trong ngày. Trẻ sẽ vận dụng cả năm giác quan để lĩnh hội tất cả những thông tin này. Nếm, ngửi, sờ và nhìn quả chuối rất cụ thể.

Mỗi ngày, hãy chọn 1 loại trái cây khác nhau, sẽ mất 10 ngày để dạy trẻ 10 loại quả. Trẻ đã có đến 100 cơ hội để nhìn, nghe, cảm nhận, nếm và ngửi thế giới xung quanh. Sau đó, trẻ sẽ có được bước nhảy lớn lao, không chỉ nhận biết được các âm thanh, các từ có nghĩa, các cảm giác, mùi và vị. Bố mẹ hoàn toàn có thể cho con chơi các trò chơi giác quan (sensory play) để kích thích các giác quan trẻ.

 Văn Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Đôi khi mình gặp đúng người, nhưng yêu sai cách, và rồi mất nhau