Kỷ luật bắt nguồn từ sự chiều chuộng: Kỹ năng dạy con ngoan tưởng sai nhưng đúng không tưởng của mẹ 9X

Văn Anh 2020-01-16 06:00
- Cùng chị Thuỳ Trang (23 tuổi, sống tại Hà Nội) tham khảo kỹ năng làm mẹ cực đặc biệt và hiệu quả này trong cách dạy con ngoan, tự lập.

Chị Thuỳ Trang chia sẻ, từng có thời gian chị thường xuyên than thở rằng: Con trai lì quá, nói không thèm nghe, càng quát càng làm hơn, đến nỗi đánh con nhưng kết quả vẫn bất lực.  

Kỷ luật bắt nguồn từ sự chiều chuộng: Kỹ năng dạy con ngoan tưởng sai nhưng đúng không tưởng của mẹ 9X

Gia đình hạnh phúc của chị Thuỳ Trang (Ảnh: NVCC)

Theo đó, một loạt câu hỏi đã xuất hiện trong đầu bà mẹ trẻ cùng với lời giải đáp của chính bản thân chị, mà khi bình tĩnh chị mới có thể hiểu ra:

“Tại sao con chạy ra đường chơi, mẹ nói không nghe?

Tại vì con đang ở trong xóm, chơi ở sân ngay cửa nhà đã quen rồi. Giờ mới chuyển ra mặt ngõ, con vẫn chưa thể ngay lập tức ý thức được sự nguy hiểm của xe cộ đi lại. Và mẹ cần phải dành thời gian hướng dẫn cho con nhiều hơn. Chứ không phải là cáu gắt bực bội vì điều đó.

Tại sao con nhì nhèo bám mẹ như sam?

Tại vì con nhớ mẹ. Sau 1 ngày dài xa cách thì con nhớ mẹ. Nỗi nhớ nhung chưa được thỏa mãn, nên con nhì nhèo mong mẹ để ý và ôm ấp mình thôi.  

Con lì giống ai?

Con lì giống mẹ, là do mẹ nên không trách được con.

Tại sao con lì?

Vậy thì phải hỏi "Tại sao mẹ lì? Mẹ lì lợm khi nào?". Có phải chăng sự lì lợm diễn ra khi trong đầu xuất hiện thái độ "Không phục", "bất mãn", "ức chế". 

Vậy phải giải quyết sự lì lợm này thế nào?

Mình vẫn giữ nguyên quan điểm rằng, muốn thay đổi thái độ của con thì bản thân bố mẹ phải thay đổi thái độ của mình trước đã", chị Thuỳ Trang nhấn mạnh.

Kỷ luật bắt nguồn từ sự chiều chuộng: Kỹ năng dạy con ngoan tưởng sai nhưng đúng không tưởng của mẹ 9X

Kỷ luật bắt nguồn từ sự chiều chuộng: Kỹ năng dạy con ngoan tưởng sai nhưng đúng không tưởng của mẹ 9X

Bé Mon rất kháu khỉnh và đáng yêu (Ảnh: NVCC)

Sau khi bình tĩnh suy xét, 9X Hà thành nhận ra rằng, lý do chị mắng con, thậm chí đánh con vì những chuyện nhỏ nhặt, đó là vì bản thân đang có áp lực, đang có stress sẵn. Ví dụ như áp lực về thời gian: 6h cơm chưa nấu, rau chưa luộc, đồ ăn chưa làm gì, con lại nhõng nhẽo ở sân trường chơi không chịu về, về đến nhà thích chạy ra đường chơi, xong lại nhõng nhẽo đòi mẹ ôm mẹ ấp.

Vậy thì chính mẹ chỉ cần xử lý, giải tỏa đi áp lực của bản thân, không bị bất cứ điều gì chi phối. Ví dụ: Trước khi đi đón con mẹ cắm cơm, luộc rau, sơ chế thực phẩm xong xuôi. Rồi mới đi đón con, lúc ấy sẽ thoải mái tư tưởng ở lại cho con chơi muộn muộn chút, 2 mẹ con chơi đùa với nhau con sẽ thỏa mãn sự nhớ nhung sau 1 ngày xa cách đi.

Khi về nhà, mẹ thảnh thơi thời gian vừa trò chuyện chỉ cho con là đường đông, nguy hiểm, vừa nhờ con giúp mở cửa, nhờ con quét nhà, dọn hàng. Chờ bố về trông con, đi nấu các món khác một chút là xong. Như vậy,  mẹ cũng không stress và con không bị mắng oan.

Kỷ luật bắt nguồn từ sự chiều chuộng: Kỹ năng dạy con ngoan tưởng sai nhưng đúng không tưởng của mẹ 9X

Dù có lúc rất bướng bỉnh nhưng Mon vẫn ngoan ngoãn khi được mẹ dạy dỗ (Ảnh: NVCC)

Chị Thuỳ Trang cũng bày tỏ rằng giai đoạn này con cũng đang rất thích thể hiện mình là một người lớn,  mình có thể làm được những việc có ích. Vì vậy chị thường xuyên hỏi ý kiến và nhờ con giúp đỡ vài việc, rồi cùng làm với con. Mặc dù chỉ cần tự làm rất nhanh, nhưng vẫn sẽ tỏ ra khuôn mặt khó khăn, nhờ con giúp, xong việc rồi thì reo lên: "A, Nhờ Mon giúp mà mẹ mở được cửa rồi này", "Ôi! Hai mẹ con mình nhặt xong rau rồi này", "Ồ, đây là đồ 2 mẹ con mình đi chợ mua được này".....

Theo đó, chị Trang muốn con có kỷ luật, nhưng là kỷ luật tự giác chứ không phải kỷ luật ép buộc.

9X Hà thành cho hay: “Kỷ luật ép buộc là sử dụng quyền lực của cha mẹ để ép buộc con vào khuôn phép. Không phải bố mẹ đẻ ra con là có quyền đánh con. Việc này, sẽ có thể tạo ra những đứa trẻ ngoan ngoãn trước mặt người có quyền lực. Nhưng sau lưng lại cực kỳ thích làm trái đi cái kỷ luật đó. Hoặc  có những đứa trẻ phản kháng mạnh mẽ, bằng cách trở lên lì lợm hơn, khó bảo hơn, càng làm ngược lại để trêu ngươi.

Trong khi đó, kỷ luật tự giác là tự bản thân con ý thức được mình cần phải làm thế nào, mình nên làm như thế nào để giữ được cái kỷ luật đó, dù ở bất cứ đâu”.

Kỷ luật bắt nguồn từ sự chiều chuộng: Kỹ năng dạy con ngoan tưởng sai nhưng đúng không tưởng của mẹ 9X

Kỷ luật tự giác chính là cách chị Thuỳ Trang dạy dỗ bé Mon (Ảnh: NVCC)

Để hướng dẫn trẻ đến kỷ luật tự giác, mẹ cần phải khiến cho trẻ tin rằng điều đó là đúng. Và người truyền đạt cho trẻ điều đó, phải khiến trẻ yêu quý, tin tưởng, và khâm phục.

Nếu bạn là một đứa trẻ, có 2 người dạy dỗ, một người ngày nào cũng quát tháo mắng nhiếc bạn, rồi dạy bạn điều này điều kia là đúng. Còn một người ngày nào cũng ôm ấp, vui vẻ chơi với bạn, khích lệ khi bạn làm đúng, có nghiêm khắc mắng khi bạn làm sai, nhưng không bao giờ xúc phạm đến nhân phẩm của bạn, thường xuyên ngồi tâm sự thủ thỉ, lắng nghe bạn, tôn trọng và luôn giữ lời hứa với bạn. Vậy thì bạn sẽ tin tưởng lời nói và nghe theo người thứ hai.

Như vậy, chị Thuỳ Trang đưa ra lời khuyên rằng, bố mẹ hãy học cách làm bạn của con. Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ, và suy nghĩ thử xem: "Nếu mình là bé, thì mình muốn gì?". Sau đó, cố gắng thỏa mãn trẻ, để tạo mối liên kết chặt chẽ, tạo dựng sự tin tưởng của con đối với bố mẹ. Khi đó lời nói và kỷ luật bạn đưa ra mới được con tin tưởng, chấp nhận, tự giác làm theo.

Dĩ nhiên là việc thỏa mãn này không có nghĩa là phục tùng mọi yêu cầu, cũng như đòi hỏi của con và thỏa mãn con khi con đang ăn vạ.  Hãy nghiêm khắc, kiên quyết giữ quan điểm của mình. "Không cho là không cho", nhưng nhẹ nhàng hơn khuyên nhủ trẻ bằng những câu nói: "Mẹ biết là con thích cái đó, nhưng mẹ không có tiền mua con ạ....". Hoặc là đồng ý sẽ mua cho bé, nhưng nó sẽ là phần thưởng khi con đạt được mục tiêu nào đó.

Kỷ luật bắt nguồn từ sự chiều chuộng: Kỹ năng dạy con ngoan tưởng sai nhưng đúng không tưởng của mẹ 9X

Đôi khi không phải cứ đánh mắng, quát ép con mới là cách dạy dỗ hiệu quả (Ảnh: NVCC)

“Có lần bé Mon rất thích cái ô tô của một bạn ở quê, nhưng con không tranh giành, mà chỉ đến gần chơi chung. Sau đó con thích quá dùng dằng không muốn về. Mình đã bảo với con rằng: "Mẹ biết con thích cái ô tô đó, nhưng đó là của bạn, không phải của con, cuối tuần sau mẹ sẽ mua cho con một cái nếu con ngoan, và có đủ số hoa màu đỏ trong tuần sau.

Chẳng biết có hiểu gì không, mà Mon đã chấp nhận đi về. Tuần học sau đó, con có biểu hiện khá tốt, đi học về đến nhà tự giác đi cất mũ rồi ra góc lấy chổi xẻng đi quét nhà, thấy đồ đạc của mẹ dưới đất tự giác bê lên kệ, mẹ đi chợ về là chạy đến xách đồ vào bếp giúp. Tóm lại thái độ ổn và mình đã giữ lời hứa cuối tuần đi mua xe cho con”, chị Trang kể lại.

Thông qua quá trình dạy con của mình, mẹ bé Mon cũng đúc rút ra kinh nghiệm rằng, hãy thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của con, thì con sẽ thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mẹ. Đó cũng không phải lý thuyết sâu xa, chỉ cần bố mẹ hiểu con là có thể mọi vấn đề đều có thể giải quyết.

 Văn Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Rồi em sẽ gặp một người, sẽ yêu em vừa đủ sự chân thành và chín chắn