Bé trai 5 tuổi chết đuối thương tâm tại bể bơi: Cha mẹ cần học gấp kiến thức sơ cứu này!

2018-06-04 09:32
- Để phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ngay những kiến thức cơ bản dưới đây khi cho con đi học bơi.

Mới đây, một bé trai 5 tuổi bị đuối nước thương tâm tại bể bơi nằm trên trường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) khiến nhiều nhiều bậc phụ huynh bàng hoàng và rùng mình. Điều đáng nói, bé trai trên gặp nạn trong khi mẹ em đang làm đăng ký cho 2 anh em sinh đôi học bơi.

Vụ việc một lần nữa khiến các bậc phụ huynh cẩn phải nâng cao kiến thức cũng như những kỹ năng của mình trong việc trước và trong khi đưa con trẻ tiếp cận với những hồ nước, bể bơi khi các trẻ còn quá nhỏ để ứng phó với tình huống bất ngờ.

Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý trước khi cho con đi học bơi:

1. Cảnh báo trẻ về những tình huống có thể gây nguy hiểm

Khi trẻ có những kiến thức về sự nguy hiểm sẽ tránh được phần nào việc trẻ dễ bị gặp nạn.

Bé trai 5 tuổi chết đuối thương tâm tại bể bơi: Cha mẹ cần học gấp kiến thức sơ cứu này!

Trước khi cho con đi học bơi, cha mẹ cần cảnh báo các tình huống nguy hiểm để con nhớ. Ảnh minh họa

Vì vậy, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ:

- Không được xuống nước nếu chưa được sự cho phép và đồng ý của người lớn. Đặc biệt khi chưa biết bơi.

- Không đi bơi ở ngoài trời khi giông, bão, quá nắng.

- Không đi bơi ở sông, suối, hồ vắng, không có người trông coi.

- Không chạy nhảy ở bể bơi, đề phòng ngã.

- Không nhảy từ trên cao xuống, tránh gây thương vong cho chính mình và cho người khác.

- Không ra chỗ nước sâu nếu chưa biết bơi hoặc đã biết bơi nhưng không có người lớn giám sát.

- Tuân thủ nội quy bể bơi, giữ vệ sinh chung.

2. Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước khi cho con học bơi

Hãy chuẩn bị cho trẻ các vật dụng như khăn lông, dầu gội, xà bông tắm, thuốc nhỏ mắt, dầu nóng, đồ bơi, kính, phao, mũ, kem chống nắng. Do da trẻ nhạy cảm nên bạn cần lưu ý chọn mua đúng loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ.

3. Chọn lớp cẩn thận và đăng ký thông tin đầy đủ 

Bố mẹ nên đưa con đến những bể bơi có có công khai rõ ràng thông tin về trình độ và kỹ năng của các huấn luyện viên. Bố mẹ cũng nên đến thăm quan cơ sở vật chất, ghi nhận những thông tin cần thiết, quan sát thái độ của huấn luyện viên, nhân viên, thái độ của các bé khác… trước khi đăng ký lớp cho con mình.

Trong một lớp dạy bơi cho trẻ nhỏ thì một huấn luyện viên chỉ nên kèm cho khoảng bốn bé để bảo đảm có thể quan sát được hết và bảo đảm an toàn cho các bé, với lớp dành cho các bé lớn hơn cũng không nên quá sáu bé một lớp.

4. Bơi ở bể bơi phù hợp lứa tuổi

Nên cho trẻ bơi ở những hồ bơi phù hợp với lứa tuổi. Khi đó độ sâu của hồ bơi sẽ phù hợp với chiều cao của trẻ tránh được tai nạn. Bên cạnh đó, những bể bơi, hồ bơi dành cho trẻ nhỏ sẽ có những vật dụng cấp cứu cũng như nhân viên cứu hộ có kinh nghiệm hơn.

5. Phải khởi động trước khi xuống nước, đề phòng nhiễm lạnh

Dù đang vào mùa hè, thế nhưng vẫn phải chú ý đề phòng nhiễm lạnh cho trẻ, nhất là nhiễm lạnh đột ngột, rất nguy hiểm. Vào buổi sáng khi trời còn mát, nước trong bể bơi hoặc dưới sông, hồ khá lạnh, không nên để trẻ cởi quần áo nhảy xuống nước ngay mà phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước, để tránh bị chuột rút.

Bé trai 5 tuổi chết đuối thương tâm tại bể bơi: Cha mẹ cần học gấp kiến thức sơ cứu này!

Nên chọn bể bơi phù hợp lứa tuổi và có thầy giáo thường xuyên để mắt đến con. Ảnh minh họa

Cũng cần cho con tắm tráng kỹ trước khi xuống hồ bơi hay ra biển. Việc tắm tráng này giúp trẻ sạch mồ hôi, đồng thời làm quen với nước trước khi ra bơi.

6. Không ăn no hay quá đói trước khi bơi

Bơi khi đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức.

Ăn quá no khi bơi sẽ làm trẻ có cảm giác tức bụng, khó chịu thậm chí trẻ còn có nguy cơ dễ bị ngạt nếu vừa nhai kẹo cao su vừa bơi.

Cũng không nên để bụng quá đói, trẻ dễ mệt, choáng khi bơi. Tốt nhất nên ăn nhẹ trước khi xuống bể khoảng 45-60 phút. Ngoài ra, nên cho trẻ uống đủ nước, có thể mang theo nước chanh muối.

7. Không phải trẻ nào cũng có thể bơi

Những trẻ sau đây không nên tham gia hoạt động bơi lội:

- Trẻ mắc bệnh hen phế quản khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

- Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… khi đi bơi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.

- Trẻ bị viêm da dị ứng: Hoá chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi đi bơi phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ đi khám bác sỹ để quyết định trẻ có thể tham gia bơi lội không.

8. Không rời mắt khi trẻ học bơi

Để ý canh chừng là rất quan trọng để tránh nguy cơ trẻ bị đuối nước, chuột rút…bởi thực tế đã có hơn 70% trẻ học bơi bị chết đuối do sự thiếu giám sát. Bạn nên sắp xếp thời gian ở lại cùng con vào những lần đưa bé đến bể bơi. Đừng hoàn toàn tin tưởng vào khả năng bơi lội của con mình, vì dù thế nào bé vẫn còn là học viên chứ chưa là một vận động viên. Vậy cho nên bạn cần phải luôn luôn để ý đến trẻ.

Bé trai 5 tuổi chết đuối thương tâm tại bể bơi: Cha mẹ cần học gấp kiến thức sơ cứu này!

Cha mẹ luôn nhớ không được rời mắt khi cho con đi học bơi. Ảnh minh họa

Hãy nhấn mạnh cho con hiểu rằng bé chỉ được đến gần nước khi có mặt người lớn. Tốt nhất hãy sử dụng những dụng cụ như phao cho trẻ.

Cách xử trí khi trẻ gặp nạn đuối nước

Đuối nước là tình huống không ai mong muốn xảy ra với bất kì trẻ nhỏ hay người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp gặp tai nạn với nước, đuối nước và rất nhiều trong số đó đã không may mắn thoát khỏi vì không được sơ cấp cứu đúng cách và kịp thời.

Chính vì thế, để đề phòng điều đáng tiếc nhất xảy ra với trẻ nhỏ nói riêng và người lớn nói chung, các bậc cha mẹ cần phòng bị cho mình những kĩ năng sơ cấp cứu cho người bị đuối nước trước khi chuyển đến bệnh viện. Điều này là vô cùng cấp thiết.

Dưới đây là những các bước sơ cấp cứu trẻ bị đuối nước, cha mẹ cần nắm rõ:

- Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho trẻ nắm, ném phao hoặc vớt trẻ lên.

- Tiếp theo, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh hãy kiểm tra xem trẻ còn thở hay không bằng cách quan sát lồng ngực.

- Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ ngưng thở, hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 người cấp cứu) hoặc 30/2 (1 người cấp cứu) trong 2 phút rồi đánh giá lại xem trẻ có thở lại được không? Môi có hồng không? Có phản ứng khi lay gọi kích thích đau không? Nếu không và phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển trẻ tới cơ sở y tế.

Còn nếu trẻ còn tự thở, hãy đặt trẻ ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu nạn nhân nôn ói.

- Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người trẻ bằng chăn hay một tấm khăn khô.

- Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay cả khi trẻ có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước.

Thùy Linh (T.H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Goo Hye Sun trở lại làm phim, Cung Tuấn trở thành chủ đề gây sốt tại châu Á