Bé khám phá cuộc sống kì diệu trong bụng mẹ suốt thai kỳ thế nào?
Tin liên quan
Ngay từ khi trong bụng mẹ, đừng tưởng rằng bé yêu nhà mình chẳng biết làm gì. Thật ra bé có thể làm được nhiều thứ hơn là mẹ tưởng. Bé có thể ngủ, di chuyển, lắng nghe âm thanh, và thậm chí có những suy nghĩ và ký ức.
Chu kỳ ngủ và thức
Cũng giống như trẻ sơ sinh, bé dành phần lớn thời gian trong bụng mẹ để ngủ. Vào tuần thứ 32, bé có thể ngủ từ 90% đến 95% thời gian trong ngày. Trong giấc ngủ, đôi mắt của bé cũng di chuyển qua lại giống như người lớn. Một số nhà khoa học thậm chí tin rằng thai nhi có thể mơ khi đang ngủ! Có lẽ bé yêu mơ về những gì xung quanh bé - về những cảm giác mà bé cảm thấy khi đang ở trong bụng mẹ và cảm nhận tình yêu thương mà mẹ dành cho bé.
Di chuyển
Khoảng tuần thứ chín của thai kỳ, bé bắt đầu thực hiện những động tác đầu tiên. Những chuyển động đó có thể được nhìn thấy bằng siêu âm. Đến tuần thứ 13, bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, mặc dù các cơ mút vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh.
Vào khoảng tuần thứ 16, thức hay ngủ, bé vẫn di chuyển 50 lần trở lên mỗi giờ, uốn cong và mở rộng cơ thể, di chuyển đầu, mặt và tay chân, và bé có thể chạm vào ngôi nhà của bé là tử cung mẹ. Bé yêu có thể tự chạm vào mặt bé, chạm một tay vào tay kia, tự ôm chặt chân, hoặc đưa tay vào dây rốn. Đến tuần 37, bé yêu trong bụng mẹ sẽ phát triển đến mức có khả năng phối hợp nắm bắt bằng ngón tay.
Ngoài ra, bé yêu nhà mình cũng có thể "đi bộ" trong bụng mẹ bằng cách ngọ nguậy 2 chân, vô cùng đáng yêu nữa mẹ ạ!
Bé cũng phản ứng với chuyển động và hành động của mẹ. Chẳng hạn, siêu âm cho thấy bé yêu có thể nảy người lên xuống khi mẹ cười. Đó là nụ cười rất hạnh phúc khi thấy con yêu của mẹ phải không nào? Có lẽ bé cũng rất hạnh phúc khi được gặp mẹ đấy!
Vào tuần 29, bạn sẽ cảm thấy bé di chuyển ít nhất 10 lần một giờ.
Học tập và ghi nhớ
Trong bụng mẹ, bé yêu thậm chí có thể học tập và ghi nhớ với khả năng cảm nhận, nhìn và nghe. Ví dụ, bé yêu có thể bị giật mình bởi một tiếng ồn lớn, nhưng dừng đáp ứng một khi tiếng ồn được lặp lại nhiều lần.
Các nghiên cứu cũng cho thấy em bé có thể cảm nhận và ghi nhớ trạng thái cảm xúc của mẹ. Một thử nghiệm ở Úc tiết lộ rằng những đứa trẻ trong bụng mẹ đang tỏ ra "đồng cảm" với cảm xúc buồn của mẹ khi xem đoạn phim tình cảm dài 20 phút. Khi các em bé này được xem lại bộ phim này khi được ba tháng tuổi sau khi sinh, điều kì lạ là bé có phản ứng "quen thuộc" với đoạn phim này.
Vào những năm 1980, giáo sư tâm lý học Anthony James DeCasper, và các cộng sự tại Đại học Bắc Carolina ở Greensboro đã thực hiện một nghiên cứu đặc biệt. Ông dùng một thiết bị cho phép bé nghe âm thanh qua tai nghe. Kết quả cho biết rằng trong vài giờ sau khi sinh, bé đặc biệt thích nghe giọng nói của mẹ hơn so với người lạ, cho thấy bé đã tiếp thu và nhớ giọng nói từ trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh cũng thích một câu chuyện được đọc nhiều lần trong bụng mẹ hơn một câu chuyện mới. Và với âm nhạc còn tuyệt vời hơn thế.
Trẻ lúc mới sinh không chỉ có thể phân biệt giọng nói của mẹ với người lạ mà còn thích nghe giọng nói của mẹ. Thật là thú vị phải không nào?
Bé yêu trong bụng mẹ vẫn có thể lắng nghe, học hỏi và ghi nhớ ở một mức độ nào đó, và như với hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bé rất thích sự thoải mái và sự quen thuộc của mẹ, người mà luôn yêu thương và bên cạnh bé mọi nơi mọi lúc.
Thanh Tùng (Bác sĩ đa khoa – Đại học Y Dược TP.HCM)
Theo Bé Yêu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất