Bé đang lớn lên từng ngày nhưng mẹ tuyệt đối không được quên 9 mốc quan trọng này của thai nhi

2017-07-13 16:33
- Thai nhi bắt đầu học những nhịp thở đầu tiên ở khoảng tuần thứ 27 dù phổi của bé vẫn chứa đầy nước và không hề hít oxy.

Điều quan tâm của hầu hết các mẹ bầu là tò mò muốn biết sự phát triển của thai nhi bên trong tử cung. Những câu hỏi phổ biến nhất có thể kể tới là em bé đã được bao nhiêu cân? Tuần này bé đã biết làm gì? Thai nhi có mở mắt không?... Thực tế thì có rất nhiều sự kiện thú vị mà mẹ không hề biết về em bé trong bụng. Mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những thay đổi khác biệt mà bác sĩ không hề nói với mẹ.

Dưới đây là 9 mốc phát triển quan trọng của bé và chắc chắn khi biết những thông tin này, mẹ sẽ vô cùng thích thú và vui sướng.  

Tuần thứ 8: Tai và mắt hình thành  

Nếu như tim thai hình thành ngay từ tuần thứ 6 thì phải đến tuần thứ 8, mắt và đôi tai của em bé mới được hình thành và bắt đầu phát triển. Tại thời điểm này, chiều dài từ đầu tới mông của bé chỉ khoảng 2cm và khuôn mặt cũng bắt đầu hình thành.  

Nếu như tim thai hình thành ngay từ tuần thứ 6 thì phải đến tuần thứ 8, mắt và đôi tai của em bé mới được hình thành và bắt đầu phát triển. (ảnh minh họa)  

Tuần thứ 12: Cơ thể khá hoàn thiện  

Lúc này, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của thai nhi mới chỉ khoảng 5cm nhưng hầu hết các cơ quan chính trong cơ thể bé đã được hình thành đầy đủ bao gồm cả ngón tay với móng tay, ngón chân và nhiều bộ phận khác.  

Sau tuần 12: Bộ phận sinh dục được hình thành  

Bộ phận sinh dục của thai nhi được hình thành từ tuần thứ 9 tuy nhiên phải đến tuần thứ 12 thai kỳ mới chính thức phân biệt được bộ phận sinh dục nam hay nữ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng vô cùng thú vị với bất cứ mẹ bầu nào.  

Tuần thứ 20: Chiều dài của em bé bằng ½ khi ra đời  

Vào tuần thứ 20 thai kỳ, chiều dài từ đỉnh đầu tới chân thai nhi sẽ bằng ½ chiều dài khi chào đời. Theo ước tính, chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông thai nhi ở tuần này khoảng 18cm và em bé cũng bắt đầu đạp, huých, nhào lộn mạnh mẽ trong tử cung. Vào tuần thai này, lông mày của bé đã phát triển rõ rệt và móng tay cũng lớn rất nhanh.  

Tuần thứ 24: Em bé nghe được âm thanh từ bên ngoài  

Ở tuần 24 thai kỳ, thai nhi đã có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài tử cung, đặc biệt là giọng nói của mẹ và đáp trả lại. Khuôn mặt và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã hình thành hoàn thiện. Những lớp da còn mỏng và khá nhăn nheo đang được bảo vệ bởi một lớp lông tơ.  

Ở tuần 24 thai kỳ, thai nhi đã có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài tử cung, đặc biệt là giọng nói của mẹ và đáp trả lại. (ảnh minh họa)  

27 tuần: Thai nhi tập thở  

Thai nhi bắt đầu học những nhịp thở đầu tiên ở khoảng tuần thứ 27 dù phổi của bé vẫn chứa đầy nước và không hề hít oxy. Tuy nhiên vào tuần thai này, phổi của bé đã phát triển ổn định.  

Tuần thứ 28: Cảm nhận mùi vị  

Đến tuần thứ 28 thai kỳ, các giác quan của bé đã phát triển đầy đủ và bé hoàn toàn có thể cảm nhận được mùi vị mẹ hít thở hoặc những thức ăn mà mẹ ăn vào cơ thể.  

Tuần thứ 32: Em bé mở mắt  

Vào khoảng tuần thứ 32 thai kỳ, em bé sẽ mở mắt trong bụng mẹ và thường có dấu hiệu quay đầu xuống dưới tử cung để sẵn sàng chào đời. Ở giai đoạn này, mẹ sẽ cảm nhận rất rõ rệt những chuyển động, những cú đạp, xoay người của bé. Chiều dài của bé sẽ đạt khoảng 35-38cm tính từ đầu đến mông và 44-55cm tính từ đỉnh đầu đến chân.  

Tuần thứ 40: Thai nhi chào đời  

Vậy là em bé đã có 9 tháng phát triển hoàn hảo trong bụng mẹ. Đã đến lúc mẹ hân hoan chào đón con yêu cất tiếng khóc chào đời rồi. Thông thường, chỉ có 5% trẻ chào đời đúng ngày dự sinh và cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh khi vừa chào đời là 2,5-3,5kg. Mẹ hãy sẵn sàng mọi thứ để đón con yêu bất cứ lúc nào nhé! 

Theo Minh Phương/Khampha.vn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Em muốn có một cuộc tình già với anh