Bác sĩ cảnh báo: Mẹ có DÁNG BỤNG BẦU thế này rất KHÓ SINH THƯỜNG, bố chuẩn bị tinh thần sớm nhé!

2018-12-25 15:52
- Ngoài vấn đề cơ địa, tình trạng sức khỏe, theo các bác sĩ sản khoa, hình dáng bụng bầu cũng có thể cho biết mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ.

Khi mang thai, các mẹ đều thích thú quan sát hình dáng bụng bầu và suy đoán thai nhi là trai hay gái. Theo suy đoán của nhiều người, các mẹ có bụng bầu tròn sẽ sinh con gái, các mẹ có bụng bầu nhọn sẽ sinh con trai. Tuy nhiên, đây chỉ là dân gian truyền miệng, không có căn cứ khoa học.

Trong trường hợp các mẹ có bụng bầu nhọn. Với đặc điểm là bụng bầu hướng về phía trước, phần eo ít thịt, nếu nhìn từ phía sau, nhiều người không thể xác định là các mẹ đang mang thai.

Những mẹ có bụng bầu nhọn sẽ có hành trình mang thai vất vả hơn so với nhiều người. Bởi trọng lượng của thai nhi, nước ối đều tập trung ở vùng bụng, đây là nguyên nhân tạo áp lực lên vùng bụng, khiến các cơ ở vùng bụng bị kéo căng, ảnh hưởng đến cột sống, khiến các mẹ đau lưng, cảm thấy mệt mỏi khi đi bộ.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân hình thành bụng bầu nhọn ở các mẹ là do thai nhi quá lớn, khiến vùng đầu xương chậu thiếu cân xứng. Ở cuối giai đoạn mang thai, thai nhi không thể dễ dàng tiến vào vùng xương chậu. Đầu của thai nhi sẽ dựa vào phía trước, không thể tạo ra đường thẳng so với xương chậu của các mẹ. Điều này khiến vị trí đầu của thai không ở vị trí cố định. 

Bác sĩ cảnh báo: Mẹ có DÁNG BỤNG BẦU thế này rất KHÓ SINH THƯỜNG, bố chuẩn bị tinh thần sớm nhé!

Nếu các mẹ mang thai bụng nhọn lựa chọn phương pháp sinh thường, điều này sẽ khiến quá trình sinh nở kéo dài (Ảnh minh họa).

Đó là nguyên nhân, đa số các bác sĩ đều khuyên các mẹ mang thai có bụng bầu nhọn lựa chọn phương pháp sinh mổ. Nếu các mẹ mang thai bụng nhọn lựa chọn phương pháp sinh thường, điều này sẽ khiến quá trình sinh nở kéo dài. Các mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ khó sinh, trong quá trình sinh, bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng công cụ hỗ trợ sinh.

Hơn nữa, có một nguyên nhân khác khiến các mẹ mang thai bụng nhọn khó sinh thường. Trong quá trình sinh nở, đa số các mẹ đều phải dùng sức ở cơ bụng. Nhưng các mẹ mang thai bụng nhọn không thể dùng sức cơ bụng như thông thường. Bởi đặc trưng ở bụng bầu nhọn là các cơ bụng đều đã rạn nứt, điều này khiến quá trình sinh thường của các mẹ gặp nhiều khó khăn.

Trường hợp ngoại lệ, có mẹ mang thai bụng nhọn vẫn sinh thường và quá trình sinh diễn ra suôn sẻ. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Qua quá trình kiểm tra và đánh giá, bác sĩ sẽ có lời khuyên giúp các mẹ lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp nhất.

Giai đoạn cuối quá trình mang thai, các mẹ mang thai bụng nhọn có thể sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu, giúp giảm trọng lực vùng bụng, có tác dụng giúp đầu thai nhi dễ dàng tiến vào xương chậu.

Bác sĩ cảnh báo: Mẹ có DÁNG BỤNG BẦU thế này rất KHÓ SINH THƯỜNG, bố chuẩn bị tinh thần sớm nhé!

Đặc trưng ở bụng bầu nhọn là các cơ bụng đều đã rạn nứt, điều này khiến quá trình sinh thường của các mẹ gặp nhiều khó khăn (Ảnh minh họa).

Một số dấu hiệu khác cho thấy mẹ bắt buộc phải sinh mổ:

Đa thai

Phụ nữ mang thai đôi, ba có thể gặp khó khăn trong việc sinh thường vì vậy những trường hợp này thường được chỉ định sinh mổ. Đặc biệt khi đa thai chung túi ối hoặc nằm ở vị trí không thuận lợi, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên sinh thường để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Mắc bệnh mạn tính

Phụ nữ mắc bệnh tim, tiểu đường có thể gặp nhiều rủi ro khi sinh nở. Những căn bệnh này có thể gây căng thẳng cho mẹ, giảm khả năng co bóp tử cung, dẫn đến khó sinh.

Vị trí thai không thuận

Thông thường vị trí của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu em bé nằm ngang hoặc vị trí ngôi mông, bắt buộc phải mổ. Rủi ro sinh thường trong trường hợp này có thể dẫn đến suy thai hoặc em bé không nhận đủ oxy.

Bác sĩ cảnh báo: Mẹ có DÁNG BỤNG BẦU thế này rất KHÓ SINH THƯỜNG, bố chuẩn bị tinh thần sớm nhé!

Mẹ bầu có vị trí thai không thuận bắt buộc phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con. Ảnh minh họa

Mắc bệnh truyền nhiễm

Nếu bạn mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như HIV, Herpes, bác sĩ sẽ khuyên bạn sinh mổ để tránh lây sang thai nhi khi sinh thường.

Mẹ bị chẩn đoán nhau tiền đạo

Nếu bạn được chẩn đoán có nhau tiền đạo trong 3 tháng cuối thai kỳ, rất có thể bạn sẽ phải sinh mổ. Theo Webmd, điều này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung, che kín một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Vấn đề này có thể gây chảy máu nguy hiểm khi sinh thường.

Dị tật bẩm sinh

Nếu thai nhi được chẩn đoán mắc một dị tật bẩm sinh, thai phụ cần được mổ để giúp giảm các biến chứng khác trong quá trình sinh.

Thai nhi quá lớn

Thai nhi quá mức cân nặng chuẩn sẽ rất khó để đi qua khung xương chậu của mẹ khi chào đời, đặc biệt với những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này, mẹ thường được chỉ định mổ.

Thùy Linh (T/H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Tuân thủ quy tắc 3 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh suốt đời, tránh xa bệnh tật