7 "mặt trái" bà bầu cần biết về kiểm tra âm đạo trước khi sinh
2015-07-06 11:15
- Bà bầu chỉ nên kiểm tra âm đạo trong trường hợp được bác sĩ khuyên là cần thiết. Nếu cảm thấy khó chịu và không an toàn, hãy từ chối khám.
Tin liên quan
Kiểm tra âm đạo trước khi sinh là một phần quan trọng trong tiến trình chăm sóc thai sản. Công việc này giúp đánh giá quá trình chuyển dạ sinh con của các sản phụ. Hầu hết phụ nữ sắp sinh sẽ được khám âm đạo lúc nhập viện và khám thường xuyên 4 tiếng một lần. Tuy nhiên, nhiều bà bầu thấy việc làm này không cần thiết, nhưng có những người khác lại cẩn thận muốn đến bệnh viện kiểm tra trước khi lâm bồn. Vậy sự thực là thế nào? Hãy đọc 7 điều dưới đây về việc kiểm tra âm đạo trước khi sinh.
1. Các trường hợp cần kiểm tra âm đạo
Các hướng dẫn lâm sàng về kiểm tra âm đạo chỉ ra rằng phụ nữ có thai chỉ nên làm loại kiểm tra này khi được chỉ định bởi bác sĩ. Việc đến bệnh viện và khám phụ khoa trước là không cần thiết. Hầu hết các bệnh viện cũng không khuyến khích phụ nữ có thai đến bệnh viện quá sớm khi chưa đến ngày sinh. Thậm chí, nếu bạn quá cẩn thận trong việc kiểm tra âm đạo, điều này có thể gây ra những diễn biến bất thường khi sinh và bác sĩ phải dùng các biện pháp can thiệp để đẩy nhanh quá trình sinh con của bạn.
2. Khám âm đạo phải được thực hiện dưới sự thống nhất ý kiến của bà bầu và bác sĩ
Khám âm đạo trước khi sinh không phải là việc làm bắt buộc. Bạn cần hiểu rõ điều này và có quyền từ chối nếu được hỏi. Nếu cần thiết bạn có thể hỏi bác sĩ tại sao họ lại muốn kiểm tra âm đạo của bạn và kết quả của kiểm tra âm đạo sẽ cho biết điều gì.
3. Kiểm tra âm đạo không dự đoán được sự giãn nở của tử cung
Âm đạo ở mỗi bà bầu có sự giãn nở khác nhau trong quá trình chuyển dạ sinh con. Sự giãn nở đó cũng không theo quy tắc tăng tiến mà biến động theo các cơn co thắt cổ tử cung của mẹ. Vậy nên, kiểm tra âm đạo không cho biết chính xác được thời điểm mẹ sẽ sinh con thành công, sinh nhanh hoặc chậm,...
4. Kiểm tra âm đạo có thể ngăn cản quá trình sinh con
Khi đã ở trong phòng sinh, các bà bầu có thể chuyển dạ và sinh con bất cứ khi nào họ có cơn rặn đẻ. Việc kiểm tra âm đạo có thể khiến bà bầu bị ức chế, bị xấu hổ dẫn đến việc không có những cơn co thắt tự nhiên để sinh con nhanh.
5. Kiểm tra âm đạo có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
Việc kiểm tra âm đạo phải được thực hiện với các dụng cụ chuyên dụng và thậm chí là ngón tay của bác sĩ. Không gì chắc chắn rằng việc khám đó không gây tổn thương da và nhiễm khuẩn. Đây cũng là lý do mà bạn nên cân nhắc tránh làm loại kiểm tra không an toàn trước khi sinh này.
6. Kiểm tra độ mở tử cung làm bà đẻ hoang mang
Hãy hình dung rằng bác sĩ bảo cổ tử cung phải mở được 10 cm thì bạn mới đẻ được. Nhưng sau một hồi kiểm tra, con số đó là 4 cm, đó là lúc bạn bắt đầu chuyển dạ. Sau một vài tiếng, cổ tử cung chỉ mở được 6 – 8 cm khiến bạn rặn hết sức mà không thành công. Việc khám âm đạo lúc này là một sự ám ảnh. Bạn có thể cảm thấy hoang mang và muốn sử dụng thêm thuốc giãn nở cổ tử cung.
7. Kiểm tra âm đạo liên lục khiến bà đẻ bị đau và khó chịu
Vật tác động vào cổ tử cung nhạy cảm của phụ nữ mang thai khiến họ bị đau và khó chịu rất nhiều. Đặc biệt, nếu việc kiểm tra âm đạo được thực hiện liên tục mà họ vẫn chưa có cơn rặn đẻ, họ có thể cảm thấy bị tổn thương và thiếu kiểm soát.
Tóm lại, bà bầu chỉ nên kiểm tra âm đạo trong trường hợp được bác sĩ khuyên là cần thiết. Nếu cảm thấy khó chịu và không an toàn, hãy từ chối khám.
Nguyễn Mai – Nguồn: BB
(Theo Congluan)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Đã tới 15/9, dân mạng 'lót dép' chờ Thủy Tiên - Công Vinh sao kê