6 điều đặc biệt nên tránh nhưng hầu như mẹ nào cũng làm khi bé thức giấc giữa đêm

2020-09-04 16:00
- Nhiều mẹ đang vô tình khiến giấc ngủ và thói quen ngủ của bé tệ hơn với những cách rất phổ biến và thường được nghĩ là hiệu quả dưới đây.

 Chu kỳ ngủ của trẻ khác với của bạn như thế nào? 

Giấc ngủ là một chức năng cơ thể cần thiết cho mọi lứa tuổi, dù là trẻ sơ sinh, trẻ em hay người lớn. Khoa học cho thấy rằng thói quen ngủ của trẻ sơ sinh rất khác so người lớn. Một đứa trẻ sơ sinh thường cần ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày trong khi một người lớn vẫn có thể hoạt động tốt chỉ với 7 giờ! Tuy nhiên, trẻ không ngủ liền một mạch như người lớn mà chu kỳ ngủ và ăn của chúng đan xen nhau. Ngoài ra, trẻ sơ sinh dần dần cắt giảm tần suất 'thời gian ngủ' khi lớn lên. Điều gì gây ra gián đoạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh? 

Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có nhiều yếu tố góp phần làm gián đoạn giấc ngủ đột ngột ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa). 

Có những em bé được ban phước với siêu năng lực để ngủ một mạch ngon lành trong suốt thời gian ngủ của chúng trong một ngày. Đồng thời cũng có một số bé "có quan hệ không được tốt đẹp lắm" với giấc ngủ của chúng. Khi con bạn ngủ ngon, bạn cũng vậy. Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có nhiều yếu tố góp phần làm gián đoạn giấc ngủ đột ngột ở trẻ sơ sinh. Những lý do này có thể là về yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như tã ướt, phòng lạnh, thay đổi môi trường hoặc cũng có thể là dấu hiệu khởi phát bệnh. Thậm chí cũng có thể là do những thay đổi về hành vi và phát triển của con bạn chẳng hạn như một mốc phát triển mới đã đạt được, mọc răng hoặc thay đổi thói quen trong ngày. 

Dù lý do có thể là gì thì một tiếng khóc đột ngột từ nôi của con thôi cũng khiến bạn phải vội vã đi kiểm tra ngay giữa đêm! Chúng ta thường thử một số phương pháp để cho trẻ ngủ trở lại và chỉ nghĩ đến lợi ích tốt nhất của trẻ. Nhưng theo các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia về giấc ngủ, một số chiến thuật này có thể gây bất lợi về lâu dài cho sự phát triển của con bạn. Nếu bạn cũng thực hành những phương pháp này, có thể bạn sẽ muốn biết những thông tin dưới đây. 

Những phương pháp để cho trẻ ngủ lại – Liệu chúng có thực sự hiệu quả? 

1. Đung đưa ru con ngủ mỗi ngày 

Đây có thể được coi là cách phổ biến nhất để giúp bé dễ ngủ. Đung đưa hoặc bất kỳ loại chuyển động nhịp nhàng nào hoạt động như một biện pháp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên vì nó tạo ra cảm giác như khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, đung đưa trẻ sơ sinh có vẻ là cách hiệu quả nhất để đưa trẻ vào giấc ngủ. Tuy nhiên, về lâu dài, phương pháp này không thực sự được khuyến khích như để dùng hàng ngày. 

Về lâu dài, đung đưa ru con ngủ không thực sự được khuyến khích như để dùng hàng ngày (Ảnh minh họa)

Các chuyển động đung đưa có thể gây ra hiện tượng được gọi là "liên kết giấc ngủ" cho các em bé, về cơ bản ngụ ý rằng em bé của bạn sẽ phụ thuộc vào thói quen cụ thể này để có thể ngủ trở lại. Bé sẽ bị lệ thuộc vào nó và có thể không thể ngủ được nếu không có nó. Bé thậm chí còn có thể liên tục thức dậy khi cơ thể cảm nhận được rằng các chuyển động đã dừng lại. Và đó chắc chắn không phải là điều bạn mong muốn cho tương lai! Nó cũng có thể khiến mọi thứ trở nên rất khó khăn đối với con bạn nếu bạn không có mặt vì lý do nào đó và một thành viên khác trong gia đình phải trông con - bé sẽ chỉ muốn được bạn ru ngủ mà thôi. 

Phải làm gì: Điều tốt nhất là chỉ thỉnh thoảng lắc lư, đung đưa và với thời lượng ngắn hơn. Hãy thử và sử dụng các chiến thuật khác như hát ru hoặc ánh sáng mờ để gây ngủ. 

2. Tăng số lần cho con bú vào ban đêm 

Em bé đột ngột thức dậy vào ban đêm, chắc chắn bé đang đói - đây là suy nghĩ phổ biến của nhiều bà mẹ. Trong một số trường hợp, điều này chắc chắn có thể đúng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh cần bú thường xuyên, thường là suốt đêm. Nhưng đối với những em bé lớn hơn đã bú đủ thì đó có thể không phải là ý kiến hay. Các bác sĩ khuyên rằng nếu bạn cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ thức dậy vào ban đêm thì việc này có xu hướng trở thành thói quen đối với trẻ - ngay cả khi trẻ không cần bú. Thêm vào đó, khi trẻ bú vào ban đêm, đôi khi trẻ không cảm thấy đói vào buổi sáng và điều đó dẫn đến một vòng luẩn quẩn. 

Phải làm gì: Điều chỉnh chu kỳ bú của trẻ một cách chặt chẽ và không sử dụng nó như một phương tiện để đưa bé vào giấc ngủ. 

3. Đưa con đi loanh quanh 

Đôi khi, khi con bạn thức dậy vào ban đêm, việc bế con ra khỏi nôi và đặt vào xe đẩy có thể giúp ích rất nhiều. Việc di chuyển này có thể khiến trẻ buồn ngủ trở lại và đồng thời bạn cũng có thể làm một vài công việc lặt vặt cùng một lúc. Tuy nhiên, đây lại là một cách đưa trẻ vào giấc ngủ nhờ chuyển động. Nó không nhất quán và sẽ khiến chu kỳ ngủ của con bị gián đoạn. Ngay sau khi chuyển động dừng lại, khả năng cao là con cũng sẽ lại thức dậy! 

Phải làm gì: Cố gắng và tránh dựa vào các kỹ thuật dựa trên chuyển động mỗi ngày. Thay vào đó, bạn có thể cho bé thời gian ngoài trời trong vòng tay của bạn vào buổi tối. 

4. Bắt trẻ thức khuya vào ngày hôm sau 

Khi bé thường xuyên thức giấc vào ban đêm, chúng ta thường nghĩ rằng có lẽ bé đã đi ngủ quá sớm và rằng giá như con đi ngủ muộn hơn thì con đã ngủ lâu hơn và không bị thức giấc. Theo logic này, một cách rất phổ biến mà nhiều mẹ áp dụng đó là không để trẻ ngủ trưa để trẻ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi vào buổi tối và từ đó sẽ có một giấc ngủ ngon. Thế nhưng hãy cẩn thận - cách này có thể phản tác dụng! Các bác sĩ cho rằng khi trẻ thức cả ngày, chúng sẽ mất nhiều thời gian hơn để ngủ và thức giấc thường xuyên hơn. 

Phải làm gì: Đừng trì hoãn thời gian ngủ trưa của trẻ hoặc ngăn trẻ chợp mắt trong ngày. Thay vào đó, khi đến giờ đi ngủ, hãy cố gắng làm cho trẻ cảm thấy thoải mái bằng cách tắm cho trẻ và mặc quần áo thoải mái. Điều này sẽ giúp tạo ra một giấc ngủ ngon và yên bình. 

5. Bế con lên ngay lập tức 

Bạn nên cho bé một thời gian để tự ổn định trước khi bạn định bế và dỗ dành chúng (Ảnh minh họa). 

Đây là một bản năng đẹp của người mẹ, chúng ta luôn muốn bế con và ôm con vào lòng bất cứ khi nào con thấy khó chịu. Tuy nhiên, có một điều bạn nên để ý: nếu bạn bế con lên ngay khi bé bắt đầu khóc, đôi khi chúng có xu hướng xem điều này như một thói quen. Điều này có nghĩa là con sẽ muốn được an ủi và bế như vậy bất cứ khi nào con khóc. Mặc dù bạn có thể sẵn sàng làm điều này đêm này qua đêm khác, nhưng nó có thể làm chậm khả năng tự xoa dịu của trẻ. Ngoài ra, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không ở bên hoặc không khỏe và không thể bế con bạn trên tay? 

Phải làm gì: Bạn nên cho bé một thời gian để tự ổn định trước khi bạn định bế và dỗ dành chúng.  

    Theo Pháp Luật và Bạn Đọc

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách tạo kiểu tóc tết đuôi cá dành cho nàng vụng về