1. Sớm nhận biết các dấu hiệu để chuẩn bị tâm lý và sức khỏe cho mẹ
Theo thống kê và trên thực tế cho thấy rằng các bà mẹ có nguy cơ cao sẩy thai trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Tỷ lệ này có thể lên đến 50% trường hợp bị sẩy thai ngay sau khi thụ thai. Do đó, có rất nhiều bà mẹ bị sẩy thai rồi nhưng hoàn toàn không biết mình đã mang thai. Hiện nay có hai loại sẩy thai phổ biến nhất mà bạn có thể mắc phải đó là sẩy thai và “thai chết lưu” (tỷ lệ này chiếm khoảng 1%). Trung bình có từ 2 đến 5% các cặp vợ chồng phải trải qua việc xảy thai liên tiếp. Trong đó, 30% những lần xảy thai định kỳ như thế có nguyên nhân và cần điều trị kịp thời.
Chẳng có nỗi đau nào lớn bằng nỗi đau mất đi người thân, ngay cả khi đứa trẻ chưa thành người
Nhiều bà mẹ không biết mình có thai hoặc có thai nhưng không chú ý đến những biểu hiện rất nhỏ dẫn đến việc sẩy thai như sau:
+ Mất cảm giác mang thai cơ bản: căng tức ngực, ốm nghén…
+ Âm đạo ra dịch (đốm nhầy, vết máu)
+ Thấy máu lấm chấm hoặc chảy máu nhiều và thường xuyên
+ Bị chuột rút nhẹ hoặc nặng
Khi bạn thấy có những dấu hiệu như trên thì nên nhanh chóng đến các cơ quan y tế, bệnh viện hoặc nói với người thân. Giai đoạn có biểu hiện này đồng nghĩa với việc bạn không thể can thiệp gì để giữ lại thai nhưng có thể chuẩn bị tâm lý và kiểm tra sức khỏe cho mình khi gặp nguy hiểm.
2. Không nên cố gắng có bầu ngay sau khi sẩy thai
Khi bạn bị sẩy thai, bạn có thể tiếp tục có con trong 4 đến 6 tuần. Khi đó, có thể tử cung của bạn vẫn chưa trở lại với kích thước như ban đầu. Vì thế, sau khi bị sẩy thai, bạn nên chăm sóc sức khỏe để đảm bảo hạn chế các nguy cơ gây sẩy thai đến mức tối đa và ổn định về mặt tâm lý để có thể sinh con trong điều kiện tốt nhất.
Càng cố gắng có con nhanh, cơ thể người mẹ càng chưa đủ điều kiện để mang thai an toàn
Vội vã mong muốn có em bé ngay để xoa dịu nỗi đau là điều nên tránh dạnh cho các bà mẹ. Thông thường, nếu bạn đã sẩy thai thì sẽ không còn nguy cơ sẩy thai tiếp theo đối với những người bình thường. Nếu liên tiếp 3 lần đều không giữ được con thì bạn nên chú ý nghỉ ngơi và thăm khám và dành thời gian điều trị.
3. Vượt qua sự đau buồn về tinh thần cho cả hai vợ chồng
Được làm cha, làm mẹ là điều thiêng liêng và tự hào dành cho cả hai vợ chồng bạn. Thế nên, vì bất kỳ nguyên nhân gì mà người vợ bị sẩy thai thì nỗi buồn và sự mất mát cũng thật khó để xoa dịu. Trong khoảng thời gian đầu, nếu một hoặc cả hai vợ chồng bạn đều có cảm giác “trầm cảm” sau khi mất con thì đó chính là biểu hiện bình thường.
Trong gia đình, người chồng sẽ là người động viên và an ủi vợ nhiều nhất, nhất là khi các bà mẹ thường cho rằng nguyên nhân sẩy thai là do bản thân. Họ thường có xu hướng tự trách mình và cảm giác dằn vặt hối hận vì đã không giữ được con. Người chồng cần nín lại nỗi đau và làm chỗ dựa cho vợ. Nhiều khi sự cố gắng của người chồng cũng không thể khiến cho việc sẩy thai trở nên bớt nghiêm trọng hơn.
Lúc này, gia đình và những người xung quanh nên nhẹ nhàng, cảm thông và chia sẻ cùng nỗi mất mát lớn này, tránh nhắc đến hoặc đụng chạm trực tiếp. Thời gian để các cặp vợ chồng quên đi nỗi đau này là rất lâu và cần sự cố gắng kiên trì.
4. Tìm đến chuyên gia tư vấn để nghe lời khuyên
Khi một đứa trẻ chưa ra đời đã phải xa lìa cuộc đời, điều đó làm cho người mẹ phải chịu đựng sự đau đớn trong vô hình. Mất con nhưng không được thấy con nên không thể làm dịu nỗi đau này bằng cách đơn giản.
Nhiều người biết được câu chuyện sẩy thai của bạn sẽ cố không nói đến thậm chí giả vờ quên hẳn trước mặt bạn, cảm giác đau khổ và không có ai chia sẻ sẽ khiến bạn có tâm lý co mình lại, không muốn tâm sự hay trò chuyện với ai. Đó cũng chính là triệu chứng của “bệnh trầm cảm tạm thời” của những người từng bị sẩy thai.
Để vượt qua được tình trạng này, bạn cần tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý có chuyên môn để được tâm sự, bày tỏ những khó khăn về tâm lý cũng như được đối diện với việc sẩy thai một cách trực tiếp. Các bác sỹ tâm lý sẽ cùng bạn đối mặt với các cung bậc cảm xúc trong thời điểm này. Quá trình này cần nhiều thời gian, sự kiên trì và nguyên tắc thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
5. Tập chế độ sinh hoạt giảm nguy cơ sẩy thai tối đa
Sẩy thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân gồm các yếu tố thuộc về khách quan và chủ quan. Vậy nên, muốn có thai và sinh con an toàn, khỏe mạnh và thông minh, bạn cần áp dụng các chế độ sinh hoạt lành mạnh và hợp lý như sau:
+ Không uống rượu, cà phê và các chất gây nghiện, cồn và các chất kích thích khác có hại cho cơ thể.
+ Có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý lành mạnh và làm việc quá sức.
+ Tập luyện thể dục, thể thao một cách đều đặn và phù hợp với thể trạng của cơ thể.
+ Duy trì cân nặng, không để sút cân bất thường.
+ Thoải mái, giảm stress và ngủ đủ giấc mỗi ngày, hạn chế thức khuya buổi tối.
Áp dụng đầy đủ các chế độ trên, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh ngay từ bên trong giúp cho bạn có đủ sức khỏe và tinh thần để mang thai và sinh con an toàn.
Trang Minh (Tổng hợp)
Linh Ngọc Đàm nói về tình yêu