Trẻ 18 tháng tuổi xem điện thoại, ipad hơn 1 giờ/ngày có thể gặp phải hàng loạt vấn đề về hành vi lúc lên 5 tuổi

2021-04-18 10:00
- Dành nhiều thời gian xem điện thoại, ipad làm giảm thời gian mà trẻ dành để đọc, chơi và tương tác với gia đình, bạn bè. Điều đó dẫn đến hàng loạt vấn đề về hành vi và cảm xúc.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, không nên dành thời gian quá nhiều để xem các chương trình trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Vì các thiết bị này có thể khiến trẻ bị rối loạn về hành vi và cảm xúc. 

Mới đây, Tiến sĩ khoa học xã hội Janette Niiranen, công tác tại Viện Y tế và Phúc lợi Phần Lan đã cùng các cộng sự thực hiện một nghiên cứu về tác động của việc trẻ dành hơn 1 giờ đồng hồ mỗi ngày để xem các chương trình trên điện thoại, ipad lên tâm lý và cảm xúc của bé. 

Trẻ 18 tháng dành trung bình 32 phút mỗi ngày để xem điện thoại, nhưng con số này đã tăng lên 114 phút khi trẻ lên 5 tuổi (Ảnh minh họa). 

Theo đó, các nhà khoa học đã theo dõi sức khỏe và tâm lý của 699 trẻ em từ lúc mới sinh đến khi được 5 tuổi. Cha mẹ của các bé được yêu cầu báo cáo xem con họ đã dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm xem truyền hình, trò chơi trên máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh từ 18 tháng đến 5 tuổi. 

Căn cứ vào câu trả lời của cha mẹ, mỗi đứa trẻ sẽ được các nhà khoa học đánh giá về các vấn đề cảm xúc và hành vi. 

Sau khi tổng hợp câu trả lời của các cha mẹ, nhóm nghiên cứu phát hiện ra những đứa trẻ khi được 18 tháng tuổi dành trung bình 32 phút mỗi ngày trên thiết bị điện tử, nhưng con số này đã tăng lên 114 phút mỗi ngày khi trẻ được 5 tuổi. 

Dành hơn 1 giờ mỗi ngày để xem các chương trình hoặc chơi game trên điện thoại, ipad đã làm giảm thời gian mà trẻ dành để đọc, chơi và tương tác với gia đình, bạn bè (Ảnh minh họa). 

Hơn nữa, ở độ tuổi 18 tháng, chỉ có gần 1/4 trẻ dành hơn 1 giờ mỗi ngày để xem điện thoại, nhưng con số này đã tăng lên 67% khi trẻ lên 5 tuổi, bất chấp các chuyên gia đã khuyến cáo rằng trẻ mẫu giáo dành không quá 60 phút/ngày để sử dụng các thiết bị điện tử. 

Dựa vào kết quả thu thập được, Tiến sĩ Janette cùng các cộng sự tiến hành đánh giá về cảm xúc và hành vi của những đứa trẻ này. Kết quả cho thấy việc xem điện thoại, ipad kéo dài ở độ tuổi 18 tháng làm tăng 59% nguy cơ phát triển các vấn đề về mối quan hệ xã hội khi trẻ lên 5, bao gồm trẻ không có khả năng chú ý, tăng động và khó khăn trong việc kết nối với bạn bè. 

Còn những đứa trẻ 5 tuổi có thời gian chơi game dài mỗi ngày trên điện thoại bắt đầu có một số dấu hiệu liên quan đến hội chứng tăng động. Mặc dù yếu tố tăng động chỉ mới nhen nhóm xuất hiện và sẽ biến mất khi các yếu tố khách quan tác động được tính đến, tuy nhiên, việc xem tivi, điện thoại, máy tính bảng hơn 1 giờ mỗi ngày trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ khó tập trung và chú ý, bốc đồng cũng như các vấn đề về cảm xúc, hành vi khác ở trẻ. 

Tiến sĩ Janette giải thích rằng việc dành hơn 1 giờ mỗi ngày để xem các chương trình hoặc chơi game trên điện thoại, ipad đã làm giảm thời gian mà trẻ dành để đọc, chơi và tương tác với gia đình, bạn bè. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội và tình cảm của trẻ. Trong khi yếu tố này lại phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa học tập xã hội và các yếu tố môi trường. 

Trẻ 18 tháng tuổi xem điện thoại, ipad hơn 1 giờ/ngày có thể gặp phải hàng loạt vấn đề về hành vi lúc lên 5 tuổi

"Kết quả của chúng tôi cho thấy trẻ em 5 tuổi dành nhiều thời gian xem điện thoại, máy tính bảng nhiều hơn so với khuyến nghị của các chuyên gia. Mức độ sử dụng các thiết bị thông minh càng cao, đặc biệt là xem các chương trình video, có liên quan đến các vấn đề về khả năng kết nối xã hội và tâm lý cảm xúc. 

Trong khi đó, nếu trẻ chơi game nhiều chỉ liên quan đến chứng tăng động ở các mô hình thô sơ. Mặc dù các vấn đề bất thường này không biểu hiện ngay, nhưng nó ảnh hưởng về lâu dài", tiến sĩ Janette nói. 

Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu hy vọng các cha mẹ sẽ kiểm soát tốt hơn trong việc cho các con sử dụng các thiết bị điện tử thông minh. Tiến sĩ Janette tiết lộ rằng việc sử dụng điện thoại, ipad của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đã tăng lên gấp 3 lần từ năm 2013 đến năm 2017. 

Tuy nhiên, Tiến sĩ Janette cũng nói thêm đây là kết quả nghiên cứu thông qua sự quan sát, nên vẫn chưa thể khẳng định một cách chắc chắn mối liên hệ nhân quả giữa thời gian xem các thiết bị điện tử thông minh với các hành vi, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng chúng có mối quan hệ với nhau, dù nhiều hay ít.  

Theo Trí Thức Trẻ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 item thời trang bạn nên đầu tư để mặc đẹp cả mùa hè