Ông bố đảm chỉ những lỗi luyện con tự ngủ phổ biến, các mẹ giật mình bảo sao cố mãi không được

Lê Huyền 2021-01-10 09:00
- Nếu các mẹ đang trong quá trình rèn con yêu tự ngủ ngoan, hãy chú ý xem mình có mắc phải những lỗi lầm siêu phổ biến này không.

Anh Hiếu Nguyễn (Bố Ken - sống tại Hà Nội) là ông bố rất nổi tiếng trong cộng đồng mẹ bỉm sữa.  Anh là người truyền cảm hứng cho hàng nghìn mẹ về cách nuôi con khoa học, trong đó có việc luyện ngủ cho con.

“Hiện nay, tài liệu hướng dẫn các phương pháp luyện ngủ khá nhiều, nhưng không phải mẹ nào cũng áp dụng thành công. Thậm chí, có mẹ đã bỏ dở giữa chừng.  Mình đã luyện cho Ken ngủ êm ru chỉ sau vài ngày thực hiện, nên hiểu rằng có những lỗi rất cơ bản khi mắc phải sẽ sớm thất bại. Mỗi em bé đều khác nhau và cần một cách luyện ngủ riêng. Do đó, các mẹ nên nhìn nhận lại vấn đề, đừng để mình hoang mang trong cách thức luyện ngủ cho con”, Bố Ken tâm sự.

Ông bố đảm chỉ ra những lỗi luyện con tự ngủ phổ biến, các mẹ giật mình bảo sao luyện mãi vẫn “toang”

Theo đó, ông bố trẻ chỉ ra một số lỗi khi luyện con tự ngủ mà các mẹ mắc phải, nhưng không hề nhận ra như sau:

Sai thời gian thức

Waketime là thời gian thức, tính từ khi bé mở mắt, được ăn đến khi bé nhắm mắt đi ngủ. Nhiều mẹ có bé 6 tuần tuổi mới tìm hiểu về luyện ngủ theo phương pháp easy, đó là sai lầm. Khi bé 6 tuần tuổi, mức độ phát triển của hệ thần kinh, kĩ năng ứng với một khoảng thời gian thức tương đối nào đó con mới mệt. Vì vậy, cho ngủ sớm khi con chưa sẵn sàng là kéo dài thời gian trằn trọc và đau thương của bé. Nhiều bé phản kháng mạnh vì chưa buồn ngủ đã bị bắt đi ngủ, dẫn đến khóc ngặt và mẹ thất bại.  

Thiếu công cụ hỗ trợ

Bố Ken chia sẻ, nhiều mẹ nghĩ con phụ thuộc vào điều gì đó khi ngủ là đáng sợ. Vậy nên, khi xem video các bé lớn tự ngủ nhàn tênh, mẹ cũng “xắn tay” muốn con mình mới 6 tuần phải được như vậy.  Nhưng kết quả là con khóc đến sáng và mẹ bỏ cuộc rèn con tự ngủ luôn từ khi chưa bắt đầu.  

Ngủ là bản năng sinh tồn ở các bé sơ sinh, con sẽ ngủ khi mệt nếu được hỗ trợ đúng cách. Điều kiện thiết yếu cho một em bé có thể tự ngủ được là 4S và 5S. Ở giai đoạn ổn định thể chất (khoảng 4-8 tuần tuổi), con có khả năng tự ngủ rất nhanh chỉ với quấn, whitenoise (tiếng ồn trắng) và ti giả.

Ông bố đảm chỉ ra những lỗi luyện con tự ngủ phổ biến, các mẹ giật mình bảo sao luyện mãi vẫn “toang”

Sau giai đoạn này, các công cụ hỗ trợ giảm dần hiệu quả. Đến 4 tháng, các công cụ hỗ trợ này không còn hiệu quả nữa, con sẽ tự ngủ với cực nhiều nước mắt và công sức của mẹ. Đó là lý do các mẹ hãy giúp con có kĩ năng tự ngủ khi chưa quá muộn.

Không tạo lập thói quen ngủ cho trẻ 

Nhiều mẹ tham khảo video luyện ngủ trên mạng, lầm tưởng rằng cứ đến giờ bế con vào phòng và đặt xuống cũi là con tự ngủ được. Nhưng anh Hiếu khẳng định, mọi chuyện không dễ dàng như thế. 

“Tập thể dục còn có bước khởi động. Các mẹ không thể lập tức muốn con từ trắng sang đen, từ thức sang ngủ mà không có chuyển giao được. 70% các mẹ luyện con tự ngủ bỏ qua bước winddown (bế vác - thư giãn) đã thất bại. Khi được hướng dẫn lại, bé được thông báo về giờ ngủ do đó tự ngủ rất nhanh. 

Winddown là bước có ý nghĩa cực kì quan trọng. Vì nó báo hiệu chuyển giao trạng thái động (thức) sang trạng thái tĩnh (thư giãn, chờ giấc ngủ). Với các bé chưa quen, winddown cần thời gian dài hơn từ 10 -20 phút. Nhưng với các bé đã có nếp thời gian giảm xuống còn chưa đầy 1 phút", bố Ken cho biết.  

Ông bố đảm chỉ ra những lỗi luyện con tự ngủ phổ biến, các mẹ giật mình bảo sao luyện mãi vẫn “toang”

Thiếu nút chờ 

Ông bố trẻ cũng bày tỏ rằng, đến 90% các mẹ cho bé dưới 8 tuần tuổi tự ngủ mắc lỗi này. Sau khi bế vác - thư giãn xong, mẹ đặt con rồi ra sức vỗ khiến con bị làm phiền không thể tự tìm đến giấc ngủ. Hầu như các mẹ không dám rời con ra khỏi vòng tay sau khi đặt, như một sự phủ định ngay từ đầu: Chắc con không thể làm được!

Tự ngủ cũng giống việc học giữ thăng bằng khi đi xe đạp. Mẹ phải thả tay ra khỏi người con, cho con một cơ hội tự xoay sở.

Các bé cần có thời gian tự điều chỉnh để có thể tự ngủ. Điều mẹ cần làm là thực hiện nút chờ, ra ngoài chờ con khóc đủ 3-5-7 phút mới vào đặt ti giả, shh/pat thì bé tự ngủ được.

Khoảng 70% các mẹ được hướng dẫn áp dụng nút chờ này, con tự ngủ được ngay sau lần chờ đầu tiên. Khi con tự ngủ thành thục, thời gian này biến mất không còn tiếng khóc nữa. Nhưng để học được cách tự nín, thì con sẽ khóc.

Ông bố đảm chỉ ra những lỗi luyện con tự ngủ phổ biến, các mẹ giật mình bảo sao luyện mãi vẫn “toang”

Ông bố đảm chỉ ra những lỗi luyện con tự ngủ phổ biến, các mẹ giật mình bảo sao luyện mãi vẫn “toang”

“Một đập ăn quan” – đổi phương pháp chóng mặt

“Nhiều mẹ quyết tâm luyện con tự ngủ được 1 lần thành công, lần sau thất bại đã bực bội bỏ cuộc. Vì mẹ không chờ qua nổi phản kháng, xuất hiện tâm lý “hôm nay hỏng nên bỏ làm cái khác”.

Mình nghĩ, các mẹ không thể ép con thuần thục ngay kĩ năng tự ngủ, tự trấn an ngay trong một lần được. Hướng dấn bé tự ngủ là dạy cho bé kỹ năng trấn an. Nếu cha mẹ chưa sẵn sàng thì hãy tiếp tục sinh hoạt cũ, ghi ra các dấu hiệu của bé và lên kế hoạch chỉnh sửa sau mỗi ngày áp dụng. Mẹ cần kiên trì và nhất quán thù mới sớm thu quả ngọt được”, bố Ken chia sẻ thêm.

 

Lê Huyền

 (Ảnh: NVCC)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Giấu nhẹm khuyết điểm đôi chân thô kệch với 3 kiểu quần dài đơn giản này