8 cơn đau tưởng chừng như không thể chịu nổi, chỉ mẹ sinh mổ mới thấu hiểu

Quỳnh Trang 2021-01-29 15:00
- Dưới đây là 8 khoảnh khắc đau đơn mà mẹ sinh mổ nào cũng phải nếm trải.

1. Đặt ống thông tiểu

Việc đặt ống thông tiểu là cần thiết trước khi sinh mổ. Vì sinh mổ cần gây tê tủy sống, sau khi mổ, phần dưới của cơ thể sẽ bị gây mê trong một thời gian nhất định nên cần phải đặt ống thông tiểu để tiện cho việc đi vệ sinh của sản phụ. Ống thông tiểu này thường sẽ được rút ra vào ngày hôm sau sau mổ, giúp sản phụ có thể tự chủ tiểu tiện mà không gây di chứng sau này.

Quy trình đặt ống thông tiểu là đưa một ống mỏng vào niệu đạo, sẽ gây ra những kích thích và đau đớn nhất định cho người sản phụ. Tuy nhiên, cơn đau do đặt ống thông tiểu có thể được giảm nhẹ nhờ thao tác nhẹ nhàng của y tá và bôi trơn tại chỗ khi cần thiết.

7 cơn đau tưởng chừng như không thể chịu nổi, chỉ mẹ sinh mổ mới thấu hiểu

Ngoài ra, chất liệu ống thông tiểu hiện nay phù hợp hơn với cơ thể của con người và ít gây kích ứng niệu đạo nên hầu hết bệnh nhân có thể chịu đựng được thao tác này mà ít đau hơn.

2. Tiêm thuốc gây tê tủy sống

Trước thực hiện mổ lấy thai, về mặt lâm sàng, thuốc sẽ được tiêm vào khoang dưới nhện bằng kim chọc nhỏ tại cùng một điểm chọc, để thuốc tê phát huy tác dụng ngay lập tức. Nếu cần kéo dài ca phẫu thuật, bác sỹ sẽ tiêm thêm mũi gây tê.

7 cơn đau tưởng chừng như không thể chịu nổi, chỉ mẹ sinh mổ mới thấu hiểu

3. Tiêm thuốc co bóp tử cung

Oxytocin là chất kích thích sự co bóp của cơ trơn tử cung. Mỗi sản phụ có độ nhạy cảm với oxytocin khác nhau. Tác dụng của oxytocin hoạt động nhanh như thế nào cũng liên quan đến tình trạng cổ tử cung. Nếu tình trạng cổ tử cung dẻo dai, đàn hồi tốt, tác dụng của oxytocin sẽ nhanh hơn.

Sau khi sinh con, bác sỹ thường tiêm oxytocin để giúp tử cung của sản phụ co hồi thật nhanh, đẩy sản dịch ra nhanh hơn. Mỗi người phụ nữ đều cảm thấy khác biệt khi tiêm oxytocin. Một số người cảm thấy đau không thể chịu được, một số người khác lại cảm thấy hơi đau. 

7 cơn đau tưởng chừng như không thể chịu nổi, chỉ mẹ sinh mổ mới thấu hiểu

4. Y tá ấn vào bụng

Để thúc đẩy sự co bóp của tử cung, loại bỏ sản dịch và ngăn ngừa biến chứng, các y tá sẽ ấn vào bụng của sản phụ sau khi sinh mổ. Nhiều sản phụ đã than trời vì họ quá đau đớn.

7 cơn đau tưởng chừng như không thể chịu nổi, chỉ mẹ sinh mổ mới thấu hiểu

5. Nằm nghiêng cho con bú

6 giờ sau khi mổ lấy thai, nhiều người mẹ bắt đầu tập cho con bú. Khi nằm nghiêng, nhiều sản phụ cảm thấy đau vì chạm vào vết mổ.

7 cơn đau tưởng chừng như không thể chịu nổi, chỉ mẹ sinh mổ mới thấu hiểu

6. Tập đi sau mổ

24 giờ sau khi mổ lấy thai, các bác sĩ thường khuyến khích sản phụ ngồi dậy và tập đi để ngăn ngừa bí tiểu sau sinh, tránh gây co bóp tử cung và băng huyết sau sinh. Sản phụ hãy ra khỏi giường càng sớm càng tốt để tránh dính ruột sau sinh. Khi bắt đầu tập đi, nhiều sản phụ cảm thấy quá đau đớn.

7 cơn đau tưởng chừng như không thể chịu nổi, chỉ mẹ sinh mổ mới thấu hiểu

7. Lần đầu đi tiểu sau khi mổ

Khi rút ống thông tiểu sau khi sinh mổ, niệu đạo có thể hơi đau và rát nhưng đây là hiện tượng hết sức bình thường, mẹ đừng lo lắng. Trong lần đầu tiên đi tiểu sau sinh mổ, nhiều người mẹ cảm thấy rất đau, buốt, thậm chí bí tiểu. Đây là cơn đau mẹ sau sinh nào cũng phải trải qua. Thông thường, cơn đau này sẽ thuyên giảm trong vài ngày nhưng nếu mẹ cảm thấy quá đau, khó đi tiểu, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sỹ.

8. Hắt hơi đột ngột

Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ sẽ phải chịu cơn đau vết mổ. Mỗi lần ho, hắt hơi, cười, mẹ bầu sẽ bị đau vết mổ. Bởi vì những hành động tưởng chừng như đơn thuần này lại làm tăng áp lực lên vùng bụng.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 kiểu đồ len được gái Hàn lăng xê nhiều nhất vào mùa lạnh, học ngay Rosé, Park Min Young để sắm cho kịp