Thời trang “dị biệt” - nét văn hóa mới hay là thảm họa?

L.H.U.D 2016-04-06 13:00
- Trong các tuần lễ thời trang, ngoài thời trang của các sao là vấn đề gây chú ý thì thời trang của các fashionista cũng là một chủ đề được bàn tán sôi nổi.

Ở Việt Nam, tại các tuần lễ thời trang, các fashionista có dịp thể hiện gu ăn mặc độc đáo của mình trong các sự kiện đề cao thời trang đẳng cấp. Một điều rất dễ nhìn thấy ở các fashionta lẫn các fashiontisto khi đến dự các tuần lễ thời trang đó chính là tính “độc” và “dị” trong trang phục, như thể càng độc, càng dị bạn sẽ càng được chú ý nhiều hơn. 

Nếu nói về độ “dị” chắc hẳn không thể không nói đến phong cách thời trang của giới trẻ Nhật Bản. Không chỉ trong các tuần lễ thời trang, rất dễ bắt gặp những bộ cánh độc đáo hay những cách trang điểm, kiểu tóc không giống ai của các bạn trẻ Nhật Bản trên đường phố.

1. "Fashionista/ fashionisto” Việt Nam cố gắng để… “dị”

Không kể đến những fashionista có gu thời trang khác với những “dị bản”. Trên thảm đỏ của các tuần lễ thời trang Việt Nam không thiếu những bạn trẻ gây sốc khi đến dự cùng những bộ trang phục mang phong cách “chứng tỏ mình là fashionista/fashionisto”. Thường thấy là những bộ quần áo bất chấp thời tiết, bất chấp các quy tắc phối đồ. 

Thời trang “dị biệt” – Nét văn hóa mới hay “thảm họa” cần khai trừ?
Ngay cả những ai am hiểu thời trang chắc hẳn cũng phải suy nghĩ nhiều về bộ trang phục này.
Thời trang “dị biệt” – Nét văn hóa mới hay “thảm họa” cần khai trừ?
Layer hay đơn giản là mặc tất cả những gì có trong tủ quần áo của bạn lên người?
Thời trang “dị biệt” – Nét văn hóa mới hay “thảm họa” cần khai trừ?

Điều này làm dấy lên một tranh cãi, liệu các bạn trẻ ấy có nên được gọi là “fashionista/fashionisto”? Và điều gì khiến các bạn đủ tự tin để khoác lên mình những bộ trang phục như thế?

Nếu xét lại, không phải ai cũng có đủ "dũng cảm" để diện những bộ trang phục "kì dị" như thế. Theo một góc nhìn khác, những người làm thời trang là những người không ngại sự thay đổi, không ngại làm mới mình kể cả với những thứ "kì dị". Vậy, đó là lý do để chúng ta phải nể phục họ hay "kì thị" họ? Rất nhiều người trong số họ đã phải "lùi bước" trước những ánh nhìn không mấy hay ho từ mọi người xung quanh, nhưng cũng có nhiều bạn trẻ bất chấp những ánh nhìn, và ý kiến đó, tiếp tục với sự "sáng tạo" trong phong cách của mình. 

Thời trang “dị biệt” – Nét văn hóa mới hay “thảm họa” cần khai trừ?
Bạn có đủ can đảm để mặc một bộ trang phục như thế này trên đường phố?
Thời trang “dị biệt” - nét văn hóa mới hay là thảm họa?
Giữa cái nóng 34 độ của Sài Gòn, bạn có dám mặc bộ trang phục này?

Có rất nhiều các fashionista trên thế giới bất chấp cái nhìn dè bỉu của mọi người để trung thành với sự “dị biệt” của mình, như Susie Bubble. Vậy điều gì khiến cho Susie “dị biệt” nhưng vẫn “nổi như cồn” trong giới thời trang?

Và để nói đến sự phá cách trong thời trang, hãy cùng xem những sự phá cách của các tín đồ thời trang dưới đây.

2. “Fashionista/ fashionisto” Nhật Bản, dị biệt là bản chất

Khác xa với những gì chúng ta thường nghĩ về Nhật Bản, nơi mà các giá trị văn hóa truyền thống luôn được đặt hàng đầu. Ấy vậy mà các bạn trẻ lại thỏa sức sáng tạo trong phong cách ăn mặc. Khởi xướng cho nhiều trào lưu thời trang kỳ lạ, đôi khi là cổ quái hay dị hợm như mặc đồ hình thù kỳ lạ, phong trào gangoro... 

Thời trang “dị biệt” – Nét văn hóa mới hay “thảm họa” cần khai trừ?
Thoạt nhìn đây có thể là một tổng thể rối ren nhưng với cách phối màu hợp lý này bạn sẽ thấy vô cùng dễ nhìn.
Thời trang “dị biệt” – Nét văn hóa mới hay “thảm họa” cần khai trừ?
Cách mà các fashionista Nhật Bản tạo layer đó là chú trọng tông màu cùng chất liệu vải của từng loại trang phục khi "mix and match" với nhau 
Thời trang “dị biệt” – Nét văn hóa mới hay “thảm họa” cần khai trừ?
Rất "dị" nhưng không hề phản cảm

Rất dễ phân biệt giữa street style của giới trẻ Nhật Bản và giới trẻ thế giới về phong cách "có một không hai". Họ khai thác, đúc kết và biến nó thành một nét rất riêng trong phong cách thời trang của bản thân nói riêng và thời trang street style của cả giới trẻ Nhật Bản nói chung. Họ không ngại người khác ý kiến gì, đơn giản là những thứ "dị biệt" mà họ sử dụng hòa nhã và đẹp mắt. Đó cũng chính là lý do rất nhiều xu hướng thời trang được ra đời trên đường phố Nhật Bản.

Thời trang “dị biệt” – Nét văn hóa mới hay “thảm họa” cần khai trừ?
Nếu đã "dị" thì hãy "dị" cho tới, như cô gái này chẳng hạn

Không những chỉ với trang phục, các bạn trẻ Nhật Bản cũng rất chú trọng vào kiểu tóc và cách trang điểm. Một số các fashionista còn… hóa trang hẳn để bước xuống phố.

Kết

Huyền thoại màn ảnh Katharine Hepburn từng nói rằng: "If you obey all the rules, you’ll miss all the fun!" (Nếu cứ chơi cho đúng luật, bạn sẽ chẳng biết thế nào là vui!). 

Cách nhìn nhận về thời trang của mỗi người là khác nhau. Thời trang cũng là một loại nghệ thuật, nếu cứ mãi theo một hướng "an toàn" mọi thứ sẽ trở nên rất nhàm chán. Thời trang hơn bất kì điều gì khác, là thứ luôn song hành với sự sáng tạo.

Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại. Thời trang được tạo ra không phải chỉ để làm đẹp cho bản thân mà còn để làm đẹp cho đời. Một bộ trang phục hòa nhã về màu sắc, cách phối cũng là một để tỏ lòng tôn trọng đối với người đối diện. Đó là lý do mà những bộ trang phục “thảm họa” luôn bị xem là phản cảm thậm chí còn bị xem là thiếu văn minh.

Nghệ thuật và phản cảm là hai phạm trù cách nhau rất mong manh. Nếu như sự sáng tạo được “thả” đi đúng hướng thì thời trang dị biệt chắc chắn sẽ là một nét văn hóa mới.

LHUD

Xem thêm:

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 kiểu áo khoác được Black Pink diện mãi không chán nhưng lúc nào cũng 'chiếm sóng'