Xì hơi hàng chục lần mỗi ngày, cô gái 27 tuổi đi khám bật khóc vì kết luận của bác sĩ
Tin liên quan
Xì hơi là một điều xấu hổ mà ai cũng từng mắc phải. Thỉnh thoảng xì hơi là sinh lý và vô hại. Tuy nhiên, xì hơi quá nhiều không hẳn là một vấn đề tầm thường!
Cô gái 27 tuổi Xiaomin gần đây, dù ăn gì cũng xì hơi rất nhiều. Bên cạnh đó cô còn nổi rất nhiều mụn rộp, còn hay bị tiêu chảy, đau bụng nhưng nghĩ rằng mình ăn quá cay gây khó chịu đường tiêu hóa nên không quan tâm.
Ảnh minh họa
Khi bố mẹ cô phát hiện ra sự bất thường của Xiaomin, họ ngay lập tức yêu cầu cô đến bệnh viện để xem xét. Sau khi làm nội soi và CT, kết quả cho thấy: cô bị ung thư ruột giai đoạn III.
"Xì hơi" trong cơ thể được tạo ra như thế nào?
Khi ăn uống, chúng ta vô tình nuốt phải nhiều không khí. Nhìn chung, có hai cách để tống khí này ra ngoài: một là nấc cụt và cách thứ hai là xì hơi.
Sau khi không khí đi vào dạ dày, nó có thể kích thích dây thần kinh hông và dây thần kinh tọa, gây ra hiện tượng nấc cụt và tống khí ra khỏi dạ dày.
Tuy nhiên, nấc cụt chỉ có thể tống một phần khí ra ngoài, phần còn lại sẽ nằm lại và đọng lại trong dạ dày.
Ngoài ra, một phần khí đi vào đường ruột và tạo thành khí trong ruột và bị đẩy ra ngoài bằng cách xì hơi.
Mối quan hệ giữa xì hơi và ung thư ruột là gì?
Trên thực tế, không có nghiên cứu nào chứng minh rằng có mối quan hệ mật thiết giữa việc xì hơi quá nhiều và ung thư ruột.
Tuy nhiên đối với những người bị ung thư ruột, thường là triệu chứng xì hơi. Bên cạnh đó người bệnh còn có hiện tượng sau:
Thay đổi thói quen đi tiêu
Có thể bị tiêu chảy sớm, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Một số người còn có biểu hiện tăng tần suất đi tiêu, đi cầu thường xuyên, mót rặn. Ngoài ra, phân cũng sẽ có biểu hiện biến dạng và loãng.
Đi ngoài ra máu
Máu trong phân chủ yếu là do khối u viêm loét, phân có màu đỏ sẫm, tiết dịch nhầy, hoặc có lẫn mủ và máu có mùi hôi trong phân.
Thiếu máu
Sự phát triển của khối u cần một lượng máu lớn cung cấp, vì vậy khi khối u lớn dần, bệnh nhân có thể bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, máu trong phân cũng có thể gây thiếu máu.
Đau bụng và khó chịu
Khối u tiếp tục phát triển, một số bệnh nhân sẽ bị đau bụng và khó chịu.
Khuyến cáo mọi người nên quan tâm đến việc tầm soát ung thư ruột, những người khỏe mạnh trên 45 tuổi nên được kiểm tra máu ẩn trong phân hàng năm.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất